Nguyễn Trung Thành (còn gọi là Nguyên Ngọc) được xem là nhà văn của Tây Nguyên, bởi lẽ, cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đều gắn bó với mảnh đất này. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn mà chúng ta phải để đến là truyện ngắn “Rừng xà nu”. Với tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Tnú – biểu tượng cho Tây Nguyên hùng hồn, bi tráng.Nhân vật Tnú hiện lên, đại diện cho lớp người Xô Man kiên cường, bất khuất trước chiến tranh xâm lược.
Tnú là người Strá, anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ sự đùm bọc và cưu mang của dân làng Xô Man. Chính vì thế, Tnú luôn gắn bó với buôn làng và sau này còn trở thành người chiến sĩ gan góc bảo vệ quê hương mình. Cụ Mết từng nói: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” chính là một lời khen hoàn toàn xứng đáng
Tnú là một người có bản lĩnh, gan góc và không ngại khó khăn, thử thách. Ngày từ khi còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra là một đứa trẻ gan dạ. Tnú đã không sợ hãi mà xung phong nhận làm việc liên lạc ngay cả khi anh Xút và bà Nhan đi liên lạc bị chặt đầu treo cổ. Để tránh giặc phát hiện, Tnú “không chọn đường mòn, không chọn quãng nước êm mà chọn con đường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết” để đi và vì thế cậu đã nhiều lần “lọt qua hết vòng vây của giặc”.Khi bị giặc bắt, Tnú cũng không hề sợ hãi mà nuốt thẳng bức thư vào bụng. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù với biết bao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: “Cộng Sản ở đây này!”, hành động ấy chẳng những không rụt rè sợ hãi mà còn dương dương mang theo chút đắc ý,thách thức .Không chỉ gan dạ, Tnú còn là một người có ý chí và quyết tâm cao.Khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình: “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Tnú thực sự đã mang trong mình những tố chất cần có để mai này trở thành một người chiến sĩ Cộng Sản trung kiên, anh dũng.Cuộc đời của Tnú đã phải chịu quá nhiều nỗi bi kịch nhưng anh vẫn kiên cường vượt lên tất cả, trở thành người anh hùng, trở thành một hình tượng đẹp mà ai cũng phải ngưỡng mộ.
Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Mai – người bạn từ thuở thiếu thời – nay đã là vợ của Tnú, hai người còn có 1 đứa con . Ngày hôm đó, khi kẻ thù lấy vợ con anh ra uy hiếp đánh đập rất tàn bạo, anh không thể kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình, trái tim đau đến nghẹt thở , anh xông lên cứu vợ con mk : “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (…) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”mặc cho chúng có vũ khí còn anh chỉ có 2 bàn tay không , nhưng anh không cứu được vợ con mà còn bị bắt giam. Chính tình yêu và căm hận đã khiến cho đôi mắt anh “nảy lửa” tràn đầy phẫn nộ và điên cuồng . Khi sắp chết anh vẫn k hề mảy may sợ hãi, cả gia đình anh đã không còn . Duy còn một điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là làng Xô man của mình. Ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hô? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt ngón tay của Tnú. Anh không hề kêu gào mà cắn răng nín nhịn, mười ngón tay của Tnú bùng cháy như một ngọn đuốc, Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Người Xô Man nhất nhất đồng loạt vùng dậy giết giặc. Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng, bàn tay của anh trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời,lòng căm thù cùng ý trí của Tnú cùng dân làng bừng lên dữ dội.
Sau đó, anh vẫn tham gia vào lực lượng cách mạng một lòng chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Vượt qua mọi đau thương chiến đấu với bọn kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh – còn tồn tại trên mảnh đất quê hương. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.Tất cả dân làng Xô Man luôn yêu quý anh , “Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo” của mọi người vừa thể hiện niềm vui mừng khi đón Tnú về làng vừa cho thấy sự quý trọng, yêu mến của tất cả mọi người dành cho anh.
Nhân vật Tnú được xây dựng mang đậm bút pháp sử thi. Thông qua nhân vật Tnu tác giả muốn ngợi ca con người, dân tộc anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc . Nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên,tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước,một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.