Chương 1: DẢI ĐÁ NGẦM DI ĐỘNG

44 2 0
                                    

Năm 1866 được đánh dấu bằng một sự kiện kỳ lạ, một hiện tượng không được giải thích và không thể giải thích nổi mà chắc chưa ai quên. Những lời đồn đại về hiện tượng bí hiểm đó chẳng những làm nhân dân các thành phố cảng và các lục địa xôn xao, mà còn gây hoang mang lớn trong đám thủy thủ. Cách lái buôn, chủ tàu, thuyền trưởng ở cả châu Âu và châu Mỹ, các sĩ quan hải quân các nước, và sau đó, nhiều chính phủ ở cả hai châu đều hết sức lo lắng về sự kiện này.

Số là thời gian gần đây, nhiều tàu thuyền đi biển thường gặp một vật hình thoi dài đôi khi sáng lấp lánh, vượt xa cá voi về kích thước và về tốc độ di chuyển.

Những lời ghi trong nhật ký của các con tàu đó giống nhau một cách lạ lùng về sự miêu tả hình dạng bên ngoài, về tốc độ ghê gớm và sức mạnh của vật đó cũng như về thái độ đặc biệt của nó. Nếu đó là một loại cá voi đã thì theo sự miêu tả, nó lớn hơn tất cả những con cá voi đã được khoa học biết đến. Không một nhà khoa học nào có thể tin được hiện tượng kỳ lạ này nếu không được nhìn thấy nó tận mắt.

Nếu bỏ qua những sự đánh giá quá dè dặt cho rằng con quái vật không dài quá sáu mươi mét và gạt đi những lời thổi phồng quá đáng miêu tả nó như một vật khổng lồ rộng một hải lý, dài ba hải lý, thì ta vẫn phải thừa nhận rằng quái vật, nếu có thật, nhất định vượt quá những kích thước đã được các nhà động vật học ghi nhận.

Con người vốn cả tin những điều huyền hoặc, nên ta cũng dễ hiểu rằng hiện tượng kỳ lạ này đã làm họ xao xuyến thế nào. Một số người đã tìm cách xếp tất cả câu chuyện đó vào loại bịa đặt hão huyền nhưng vô ích! Con vật kia vẫn tồn tại, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa.

Ngày 20 tháng 7 năm 1866, chiếc tàu Ga-vớc-nơ Hi-ghin-xơn của Công ty tàu biển Can-cút-ta-en Ben-nắc đã gặp một vật nổi khổng lồ cách bờ biển phía đông Úc năm hải lý. Thoạt tiên, thuyền trưởng Bê-co đinh ninh rằng mình phát hiện ra một dải đá ngầm chưa được ghi trên bản đồ. Ông ta vừa bắt đầu xác định tọa độ của dải đá, thì từ trong lòng cái khối màu đen ấy bỗng vọt lên hai cột nước cao hơn bốn mươi mét. Vì sao vậy? Đó là một dải đá có mạch nước ngầm? Hay đó chỉ là một động vật có vú sống dưới biển phun không khí từ mũi ra làm vọt lên những cột nước?

Ngày 23 tháng 7 năm đó, tàu Cri-xtô-ban Cô-lông-bô của Công ty tàu biển Đông Ấn lại thấy hiện tượng này ở vùng biển Thái Bình Dương. Xưa nay đâu có chuyện cá voi bơi với tốc độ lạ thường như vậy? Chỉ trong ba ngày mà hai chiếc tàu gặp nó ở hai điểm cách nhau trên bảy trăm dặm.

Mười lăm ngày sau, cách nơi nói trên hai ngàn dặm, tàu Hen-vê-xi-a của Công ty tàu bển Quốc giavaf tày Sa-nơn của Công ty Roi-ơn Mây-lơ trên đường đi giữa châu Mỹ và châu Âu gặp nhau ở Đại Tây Dương, đã phát hiện ra quái vật ở 42 độ 15' độ vĩ bắc và 60 độ 35' độ kinh về phía tây kinh tuyến Grin-uýt. Hai tàu cùng quan sát và xác định được bằng mắt là con vật có vú, dài ít nhất hơn một trăm mét. Họ xác định được như vậy là vì hai tàu đều nhỏ hơn con vật, mặc dù cả hai đều dài một trăm mét. Giống cá voi khổng lồ ở vùng  đảo A-lê-út cũng không thể dài quá năm mươi mét.

Những tin tức này dồn dập hay về, những thông báo mới của tàu Pê-rê vượt Đại Tây Dương, cuộc chạm trán giữa quái vật với tàu Ét-na, biên bản báo cáo tỉ mỉ của Phít-xơ Giêm-xơ, thuyền trưởng tàu Lo Clai-dơ - tất cả những cái đó đã làm náo động dư luận. ở những nước hay suy nghĩ hồ đồ thì hiện tượng kỳ lạ này là đề tài vô tận cho những chuyện bông đùa, nhưng những nước chín chắn hơn và có đầu óc thực tế như Anh, Mỹ, Đứ thì hết sức quan tâm đến chuyện này.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Feb 02, 2018 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Hai vạn dặm dưới biểnWhere stories live. Discover now