CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA NHẬN THỨC CHÂN LÝ

55.1K 38 9
                                    

CÂU 8: CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA NHẬN THỨC CHÂN LÝ:

Nhận thức là quá trình phản ứng hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn. VI Lênin đã khái quát quá trình đó như sau: "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn -đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.

1.Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

a.Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính): là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức,là sự phản ánh trực tiếp của các sự vật, hiện thực của hiện thực khách quan thông qua các giác quan của con người . Giai đoạn này, nhận thức được thực hiện qua các hình thức cơ bản là: Cảm giác, tri giác và biểu tượng.

-Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.

-Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan, cụ thể, cảm tính , được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức nào cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bề ngoài của sự vật khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan

-Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

b.Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh gián tiếp của sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là: Khái niệm, phán đoán và suy lý (Suy luận)

-Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật, là cơ sở hình thành nên những phán đoán

-Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức

Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chi làm ba loại là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến . Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về thực tại khách quan

-Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hìh thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời phải tuân theo những quy tắc logic của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể)

c.Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính:

-Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn, hai cấp độ của chu trình nhận thức thống nhất. Trong đó nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, cấp độ thấp, còn nhận thức lý tính là giai đoạn kế tiếp, là cấp độ cao của quá trình nhận thức.

-Nhận thức cảm tính phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính, bề ngoài cảu khách thể, còn nhận thức lý tính phản ánh khách thể một cách gián tiếp, đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.

-Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, chúng đều dựa trên cơ sở thực tiễn: Nếu không có nhận thức cảm tính sẽ không có nhận thức lý tính, nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cảm tính cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính tác động trở lại đối với nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn.

2 Tư duy trừu tượng đến thực tiễn:

Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra tính chân lý của tri thức. Ngoài ra, mục đích của nhận thức là chỉ đạo, định hướng cho nó hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.

Nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức đó có thật sự chính xác hay không thì con người vẫn chưa thể biết đc. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức, suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ.

-Quy luật chung, có tính chu kỳ (Lặp đi lặp lại) của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là từ thực tiễn đến nhận thức... Thực tiễn vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc một chu trình nhận thức. Quá trình này lặp đi lặp lại, ko có điểm dừng điểm kết thúc một chu trình nhận thức. Quá trình này lặp đi lặp lại, ko có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về hiện thực khách quan. Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức con trong quá trình phản ánh thực tế khách quan

Sự vận động của quy luật chung trong quá trình vận động phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài người ngày càng tiến dần tới chân lý.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 02, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA NHẬN THỨC CHÂN LÝNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ