"Anh đi ở nhà giữ gìn sức khoẻ nghen. Bao giờ thống nhất anh về, mình cưới nhau."
Ngày anh lên đường đi lính cũng là lúc Hà Nội bắt đầu những cuộc dội bom không kể ngày đêm. Anh theo ba má ra ngoài này từ khi còn nhỏ, theo em đến tận năm mình học cấp ba. Anh ra trường rồi lên đi nhập ngũ luôn, còn em nhỏ tuổi hơn học nốt một năm cuối. Thuở ấy, anh vẫn mặc áo trắng cắp cặp táp mà chở em đi học bằng xe hai gióng hỏng mất cái yên, mỗi lần đi em đều phải bám tay vào vai anh để đứng vững.
Bố mẹ em là công chức, quý anh lắm mỗi Tết tặng cho anh vài ba hộp kẹo mứt mà mừng ra mặt.
Bố mẹ bảo em cố học giỏi như anh xong đi lính, thống nhất rồi hai nhà cho cưới nhau. Anh thì bảo thôi để em ở lại làm cậu phóng viên hay nhiếp ảnh gì đó để đưa tin chiến thắng của anh về cho cả nhà chứ anh thương em không muốn em ra chiến trường.
Gần đông năm nay anh đi, trước khi đội mũ cối xanh ba tặng, anh kéo em ra một góc.
"Chăm sóc ba má giúp anh, đợi anh về có nhớ không ?"
Hà Nội làm hậu phương cho quân đội, những đợt dội bom lại nối nhau liên tiếp, tiếng máy bay rầm rập trên bầu trời đầy sao.
Sáng hôm sau, sau giờ tan học em chạy vội ra ngoài chợ mua tạm vài cuộn len. Cũng chỉ còn vài ngày nữa là Tết, mẹ đan khăn cho bố em cũng muốn thử đan áo cho anh. Thức mấy đêm rồi lại bận bịu gói bánh chưng với má. Em cũng chỉ viết được cho anh mấy dòng nhàn nhạt bằng mực tím rồi bọc lại chiếc áo len bằng vài tờ giấy sơ sài gửi anh bưu thư tiện mang ra chiến trường đưa cho anh.
Anh nhận được thư em khi vừa đi soát rừng về. Cả tiểu đội cũng chỉ có anh là có người thương. Anh em ghẹo hoài nào là phải giới thiệu, đọc to bức thư lên để nghe những dòng mùi mẫn cho mọi người biết thế nào là tình yêu.
"Má ở nhà vẫn khoẻ. Má nói anh cẩn thận, phải giữ ấm.
Em vẫn đi học đầy đủ. Hôm trước được thầy hiệu trưởng khen viết đẹp. Còn nói sẽ đưa em vào ban tuyên truyền.
Cả nhà mong tin anh.
Thương nhớ, em của anh."
Giọng đọc của thằng út ở đấy nghe cũng tình đấy mà lại chẳng bằng em. Anh nhớ em quá phải giật lại bức thư đi ra cuối giường mượn tạm cái đèn dầu để đọc lại.
Vài dòng nghiêng nghiêng của người thương học trò mà ai cũng đều lặng im lắng nghe. Chỉ còn tiếng lách tách của củi lửa như đốt cả tim anh. Anh mường tượng ra cảnh em ngồi viết thư giữa đêm gió sương muối ở Hà Nội mà xót cả lòng. Cũng như nghe được cả tiếng xuýt xoa vì lạnh của em khi anh không ở cạnh. Cậu bé của anh đã cố gắng lắm rồi.
Áo đan tuy có xổ vài sợi len nhưng rất ấm. Anh nhớ đến những đêm em ngồi canh anh đọc bài mà xoa xoa ủ lấy tay anh bằng hai củ khoai lang má vừa nướng. Má nói:
"Hai đứa bây cứ tình tình tứ tứ. Mai thằng lớn mà không có thuộc bài thầy giáo đuổi về thì má cắt cơm có nghe không !"
Em lại bảo
"Má yên tâm, anh thuộc nhanh lắm có con má không phải lo."
Má chỉ sợ em ốm, muốn lùa vào chăn nhưng bố mẹ em bảo cứ để cho hai đứa học bao giờ thuộc thì cho đi ngủ.
Anh bật cười rồi thằng bạn huých vai, nói làm gì mà cười tình thế.
Hà Nội nhận lệnh ngừng bắn, anh bưu thư ghé ngang đưa em thư từ chiến trường. Tim đập thình thịch em lo má cũng lo. Bố mẹ em vẫn đang công tác nếu lỡ là tin của anh thì em phải làm sao.
"Bánh chưng má gói ngon lắm. Áo len anh mặc rồi.
Ngoài đấy lạnh quá thì đừng cố thức đêm học.
Nói với má mùng 3 Tết anh về."
Em hân hoan vui sướng chạy lại ôm má. Gọi điện nhờ báo cho bố mẹ đang đi công tác ở vùng khác rằng Tết nhớ về, anh sắp được về thăm nhà rồi.
Đêm 30 sáng mùng 1 Tết đài báo bật suốt khiến em lo lắng chẳng thể ngủ.
"Chiến trường đang đấu tranh ác liệt, những màn dội bom không kể giờ giấc dù trước đó đã phong toả và ban lệnh ngừng bắn."
Em lo, lo cho anh, cho đồng đội anh, cho trái tim em ở chiến trường. Nếu lỡ anh không về được thì sao ? Mà nếu lỡ bom rơi trúng anh thì sao.
Chiến dịch mùa xuân năm ấy đại thành công, quân ta bất ngờ đánh úp vào đồn địch rạng sáng mùng 1. Mùa xuân đã nở trên khắp cánh đồng, nở trên những khuôn mặt rạng ngời của người lính nhem nhuốc mà dũng cảm. Những anh trai trẻ còn nguyên nét mộc mạc của cậu học sinh mới chỉ rời ghế đi ra chiến trận. Không ngại xông pha mà mang Tết về cho quê hương đất nước.
Anh về rồi đây em ơi. Quê hương đất nước ta đã đến ngày hoà bình. Bao nhiêu yêu thương nhung nhớ cũng chỉ biết gửi em qua thư nay được rót đầy bằng cái ôm nồng thắm.
Đã đến lúc xây dựng tương lai chúng ta
Ngày hoà bình anh giữ đúng lời hứa trở về cưới em.Một phiên bản khác đỡ đau lòng hơn và được dựa trên một lời bài hát. Tất cả những sự kiện trong đây đều không có thật trong lịch sử.
BẠN ĐANG ĐỌC
extended || câu chuyện nhỏ
RandomNhững phần các cậu muốn mình viết thêm được hỏi định kì mỗi lần.