p1 câu 8: nd nglý về mối lh phổ biến

3.4K 1 0
                                    

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Những nhà triết học siêu hình cho rằng giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới chúng không có liên hệ với nhau, tách rời nhau, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia, nếu chúng có liên hệ với nhau thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài.

- Xuất phát từ quan điểm, thế giới thống nhất ở tính vật chất, có chung một nguồn gốc. Triết học duy vật biện chứng khẳng định: các sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại chúng đều có liên hệ với nhau. Mối liên hệ được biểu hiện dưới các dạng: không thể thiếu nhau, không tách rời nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, sự vật này tồn tại được là nhờ dựa vào sự vật hiện tượng khác, nếu sự vật này thay đổi thì sự vật hiện tượng khác sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Những mối liên hệ ấy không những chỉ xảy ra giữa sự vật này với sự vật khác mà ngay trong bản thân một sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ. Ví dụ, trong nguyên tử có những êlectrôn mang điện âm, xoay xung quanh hạt nhân mang điện dương, đối lập với nhau, nhưng chúng lại có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau bằng lực hút và lực đẩy. Nếu vỏ nguyên tử mất đi một hoặc nhiều êlectrôn thì sẽ làm cho nguyên tử đó không còn cân bằng về điện, sẽ trở thành Ion dương, và ngược lại .

Hoặc trong một tế bàoChúng ta thấy mỗi bộ phận của tế bào đảm nhận những chức năng riêng biệt, nhưng chúng đều có mối liên hệ với nhau không thể tách rời nhau để tạo thành một chỉnh thể. Do đó, nếu có một chức năng nào đó của tế bào hư hỏng thì các bộ phận khác của tế bo cũng sẽ không hoạt động bình thường được nữa.

Hoặc giữa trái đất của chúng ta với các hành tinh trong hệ mặt trời cũng có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau bằng lực hút và lực đẩy, nếu có một hành tinh nào đó bị huỷ diệt thì nó sẽ kéo theo cả hệ mặt trời thay đổi. Còn trong xã hội thì những mối liên hệ lại càng phức tạp hơn, Ví dụ: Người nông dân muốn cày ruộng phải có cái cày, cái bừa, nhưng những thứ đó lại do người công nhân sản xuất. Để sản xuất cày, bừa phải có nguyên liệu như sắt, thép, v.v... sắt thép lại phụ thuộc vào người khai thác quặng, nghĩa là con người không thể sản xuất đơn độc được mà phải dựa vào nhau, phụ thuộc vào nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi.

Tóm lại, liên hệ là một khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng. Liên hệ là khách quan, phổ biến, đa dạng vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Thế nào là mối liên hệ phổ biến: tính phổ biến được biểu hiện nó xảy ra ở cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Thế nào là tính khách quan của mối liên hệ: tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

- Thế nào là mối liên hệ đa dạng, phong phú: tính đa dạng, phong phú được biểu hiện liên hệ bên trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ chủ yếu, liên hệ thứ yếu, liên hệ bản chất, liên hệ không bản chất, liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫu nhiên...

+ Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trị quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật.

+ Mối liên hệ bên ngoài là sự liên hệ giữa các sự vật với nhau. Mối liên hệ này nhìn chung không giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, và nếu có nó cũng phải thông qua mối liên hệ bên trong mới thực hiện được.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 04, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

p1 câu 8: nd nglý về mối lh phổ biếnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ