Các dòng họ của Bát kỳ

475 10 0
                                    

[Các dòng họ của Bát kỳ]

Bát kỳ (tám kỳ) là một cách tổ chức quân sự của nhà Mãn Thanh do Nỗ Nhĩ Cáp Xích – vị vua đầu tiên của triều Thanh sáng lập. Trong đó, các kỳ được phân biệt với nhau bằng một màu cờ, đứng đầu mỗi kỳ là kỳ chủ/Đại hãn. Trong bát kỳ có 4 kỳ ra đời sớm nhất là Hoàng kỳ, Hồng kỳ, Lam kỳ, Bạch kỳ tương ứng với 4 màu cờ vàng, đỏ, lam, trắng. Sau đó có thêm 4 kỳ nữa là Tương Hoàng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ , Tương Bạch kỳ tương ứng với 4 màu cờ vàng viền đỏ, đỏ viền trắng, lam viền đỏ, trắng viền đỏ.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (và sau này là các hoàng đế) trực tiếp nắm giữ Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng Kỳ và Chính Bạch kỳ (đây chính là "Thượng Tam Kỳ", 3 màu cờ quyền lực nhất). Những kỳ còn lại được gọi là "Hạ Ngũ Kỳ” được giao cho các vương gia thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích nắm quyền quản lý.

Thực ra, không hẳn là mỗi dòng họ sẽ thuộc vào các kỳ khác nhau. Đôi khi, nếu lập được công hoặc có một cá nhân kiệt xuất, một dòng họ sẽ được nâng kỳ đài từ Mãn quân hạ ngũ kỳ lên Mãn quân thượng tam kỳ (như trường hợp Hiếu Cung Nhân hoàng hậu Ô Nhã thị của Khang Hi đế vốn thuộc Mãn quân Tương Lam kỳ sau được con trai là Ung Chính đế nâng thành Mãn quân Chính Hoàng kỳ). Hoặc thậm chí từ Hán quân kỳ/Mông quân kỳ sang Mãn quân kỳ (như trường hợp Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu Ngụy Giai thị của Càn Long đế vốn là người họ Ngụy thuộc Hán quân Chính Hoàng kỳ sau được con trai là Gia Khánh đế đổi thành Ngụy Giai thị và sáp nhập họ này vào Mãn quân Tương Hoàng kỳ). Bên cạnh đó, do một dòng họ được phân thành nhiều chi nên có thể cùng họ nhưng mỗi chi lại thuộc một kỳ đài khác nhau (như trường hợp Hiếu Thành Nhân hoàng hậu của Khang Hi đế thuộc Mãn quân Chính Hoàng kỳ và Kính Ý hoàng quý phi của Đồng Trị đế thuộc Mãn quân Tương Lam kỳ mặc dù đều có họ Hách Xá Lí).
Mỗi kỳ có tới trên dưới 100 dòng họ lớn nhỏ, sau đây là những dòng họ nổi tiếng và quen thuộc nhất.

+Chính Hoàng kỳ có Ái Tân Giác La thị, Ô Lạt Na Lạp thị, A Lỗ Đặc thị, Đổng Ngạc thị, Ô Nhã thị, Hách Xá Lí thị, Hoàn Nhan thị, Nạp Lạt thị, Y Nhĩ Căn Giác La thị, Bạch Giai thị, Thái Giai thị,…

+Tương Hoàng kỳ có Phú Sát thị, Nữu Hỗ Lộc thị, Diệp Hách Na Lạp thị, Qua Nhĩ Giai thị, Quách Lạc La thị, Cao Giai thị, Hầu Giai thị, Đông Giai thị, Ngụy Giai thị,...

+Chính Bạch kỳ có: Hỉ Tháp Lạp thị, Cáp Nhĩ Cát thị, Hải Giai thị, Hách Triết thị, Khương Giai thị, Cáp Nhĩ Lạp thị, Hách Lỗ Khắc thị,...

+Tương Hồng kỳ có Khoa Kỳ Lí thị, Khố Bố Đặc thị, Mã Giai thị, Mục Nhĩ Sát thị, Khách Nhĩ Lạp Cát thị, Lạp Nhan thị, Ngạc Mục Xước thị,...

+Tương Bạch kỳ có Nạp Lạt thị, Thư Mục Lộc thị, Thư Thư Giác La thị, Tát Khắc Đạt thị, Nạp Cáp Tháp thị, Tề Mục Khắc thị, Na Mộc Đồ thị,...

+Chính Hồng kỳ có Tha Tha Lạp thị, Thông Nhan Giác La thị, Thác Nhĩ Giai thị, Trát Khố Tháp thị, Sa Nhạc Đặc thị, Tát Nhĩ Đồ thị, Tô Mục Sát thị,...

+Chính Lam kỳ có Ngô Trát Khố thị, Ô Tô thị, Tây Lâm Giác La thị, Hoàn Nhan thị, Ngô Giai thị, Uy Hách thị, Vạn Bái Cáp thị, Hỉ Tháp Lạp thị,...

+Tương Lam kỳ có Y Nhĩ Căn Giác La thị, Triệu Giai thị, Dương Giai thị, Diệp Khố Lý thị, Diệp Hách Lặc thị, Trương Giai thị, Y Trát Nhĩ thị,…

(Theo Secret China)

Nguồn: Văn hóa cung đình Mãn Thanh

Tử Cấm ThànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ