Bài Làm

706 4 2
                                    

Leonardo DeVinci đã từng nói :' Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm '  hoặc Sóng Hồng cũng đã nêu lên quan niệm của mình :"Thơ là thơ đồng thời là họa , là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng ". Và quả thật, dưới ngòi bút và con mắt của Tố Hữu, ông đã biến những lời thơ của mình không phải là những lời khô khan mà thơ ca cách mạng vẫn hay thể hiện mà ông đã cho người đọc thấy ở ông là phong cách thơ trữ tình chính trị rất sâu sắc. Bởi chính ông cũng từng nhận xét :"Thơ là tấm gương của tâm hồn" để rồi tâm hồn ấy vừa cao cả vừa đẹp đẽ đối với cả cách mạng lẫn thiên nhiên và con người. Khi miêu tả về Việt Bắc, Tố Hữu đã thành công trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên tứ bình rất riêng ở Việt Bắc.

 Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được :

          " Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người"

Hai câu thơ là lời của người ra đi cùng với cách xưng hô "ta-mình" cho thấy giữa họ là một thứ tình cảm gắn bó khăng khít. Bài thơ được viết theo hình thức đối đáp dân gian, giọng thơ nhẹ nhàng pha chút tình tứ khi người con trai ướm hỏi :"Ta về mình có nhớ ta". Mặc dù, hỏi "mình" nhưng thực chất là để khẳng định lòng "ta" :"Ta về ta nhớ những hoa cùng người". Dẫu "mình" không nhớ gì đến 'ta" nhưng tấm lòng thủy chung của "ta" đối với "mình" đối với Việt Bắc là bất biến. Phép điệp từ "ta" khiến cho câu thơ như một lời hứa chắc nịch. Như vậy, hai câu thơ đầu như lời dẫn dắt giúp người đọc khám phá ra vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

 Chế Lan Viên từng cho rằng :

          " Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

         Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn "

Bất kì ai khi đã gắn bó ở một nơi nào đó thì trong lòng vẫn luôn tồn tại những kí ức, những kỉ niệm về nơi đó. Hay như Quang Dũng nhớ về núi rừng Tây Bắc với nỗi nhớ chơi vơi thì Tố Hữu cũng nhớ về Việt Bắc với nỗi nhớ da diết, chung thủy. Tố Hữu khắc họa lại những gì đặc trưng nhất khi nói về Việt Bắc, đó phải là bức tranh thiên nhiên nơi đây - và được xem như bức tranh tứ bình mang màu sắc rất riêng ở Việt Bắc :

                       " Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

                  Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng  

                          ...............................................

                  Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung "

Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Vỉ vậy, tự nó đã cố tính hoàn chỉnh riêng. Thậm chí tự nó là một cách khái quát riêng, một thế giới riêng. Ta đã từng gặp những bộ tứ bình như: tùng – trúc – cúc – mai, xuân – hạ – thu – đông (tứ quý), ngư – tiều – canh – mục, long – li – quy – phượng, cầm – kỳ – thi – hoạ... Trong thơ ca chúng ta cũng từng gặp rất nhiều, đó là cảnh "Trông bốn bể" trong "Chinh phụ ngâm", đoạn "buồn trông" khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, đoạn thơ mô tả bốn cảnh thuộc thời oanh liệt của con hổ trong "Nhớ rừng" của Thế Lữ... Những bức tranh tứ bình này giúp cho nhà thơ mô tả được một cách toàn diện và thâu tóm những gì là đặc trưng nhất. Tố Hữu đã sử dụng lối vẽ tranh tứ bình khá nhuần nhuyễn trong nhiều bài, đoạn thơ này có thể xem là bộ tranh tứ bình tứ quý về "hoa và người" của 4 mùa Việt Bắc. Trước hết khi miêu tả thiên nhiên VB vào mùa đông Tố Hữu đã viết :

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Nov 04, 2018 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Phân tích bức tranh tứ bình Việt BắcWhere stories live. Discover now