Từ Lý Thái Tổ cho đến Lý Chiêu Hoàng... 216 năm dài dằng dặc... Mà qua một phút ngu muội của một nữ vương 8 tuổi mà sụp đổ...
Vị nữ vương đó là ai? Chính là Lý Chiêu Hoàng... Nàng là vị nữ vương thứ 9 của triều Lý, cũng là vị nữ vương duy nhất trong suốt 1000 năm phong kiến... Nàng chập chững lên ngôi vua năm 7 tuổi, bị sử sách chỉ trích rất nhiều... Tuy thế, Nguyệt Huyền nghĩ rằng, lời chỉ trích này là của những nhà sử gia, mà nhà sử gia có bao giờ là nữ? Làm sao thấu hiểu tâm tư của nàng... Nàng còn ngây thơ, có ai biết? Có ai rõ? Nàng là một cô bé, một người phụ nữ, một con người có cảm xúc? Nàng cũng biết buồn, biết đau... Một mối tình bi thương mà Huyền sắp kể đây là của nàng...
Mùa đông, cụ thể là tháng 10 năm Giáp Thân, hoàng đế Huệ Tông triều Lý không có con trai, bị nhà họ Trần, cụ thể là Trần Thủ Độ đưa vào chùa, lấy cớ là ông mắc bệnh điên, buộc ông lập nữ vương, truyền ngôi cho công chúa, nữ nhi của ông là Lý Phật Kim. Nàng lên ngôi lúc vừa tròn bảy tuổi, tôn hiệu Lý Chiêu Hoàng.
Lên ngôi lúc còn đang tuổi nô đùa, Lý Huệ Tông (phụ thân nàng) trong chùa tụng kinh (phật hiệu là Huệ Quang đại sư), Trần Thị Dung (mẫu thân nàng) lo nghĩ cho quyền lợi của dòng họ, đã thế còn gian díu với Thái sư Trần Thủ Độ thân là một nữ vương 7 tuổi, nàng còn có thể có khả năng lo việc triều chính? Dù nàng mang tiếng là nữ vương, nhưng nước đã rơi vào tay nhà họ Trần...
Năm nàng 8 tuổi, để tiện cho việc nắm giữ Đại Việt, Trần Thủ Độ đưa cháu mình, hậu duệ nhà họ Trần - Trần Cảnh vào cung hầu hạ Phật Kim. Trước đó, Phật Kim đã thấy Trần Cảnh vào lúc Thái sư Trần Thủ Độ vào yết kiến hoàng tỷ của nàng - Lý Ngọc Oanh, công chúa Thuận Thiên, lúc đó nàng nhìn mà thấy ưng.
Nàng rất thích trêu chọc Trần Cảnh, lúc thì té nước (hành động này đáng lẽ có ý muốn nhường nước cho, nhưng nàng không cố ý), lúc thì nắm tóc, lúc thì đùa bỡn, dần dần, tình cảm của hai người không còn là tình bằng hữu, mà trở thành... tình yêu... thật trớ trêu...
Cuộc đời như âm thanh vậy, không ngừng dao động, Lý Chiêu Hoàng nhìn thấy mẫu thân nàng, bà Trần Thị Dung tựa vào vai một nam nhân không phải phụ thân nàng, mà là... Điện tiền Chỉ huy sứ Thái sư Trần Thủ Độ!
Một hôm nào đó, Trần Thủ Độ thấy Phật Kim té nước vào người Trần Cảnh, lập tức lấy cớ sai người loan tin, lập tức cho hai đứa trẻ 8 tuổi lấy nhau, bức Chiêu Hoàng viết thánh chỉ nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Trần Cảnh lên ngôi, phong Phật Kim làm hoàng hậu, hiệu là Chiêu Thánh. Trần Thủ Độ âm thầm bức tử Lý Huệ Tông, rồi giết gần hết tôn thất nhà họ Lý trong ngày tế tổ, chỉ chừa lại nàng và hoàng tỷ Lý Ngọc Oanh.
Năm Quý Tỵ, Chiêu Thánh và Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) mười lăm tuổi. Hoàng hậu Chiêu Thánh hạ sinh được hoàng thái tử Trần Trịnh, nhưng thái tử yểu mệnh. Suốt mấy năm sau, hoàng hậu mãi vẫn không sinh được nữa.Năm Đinh Dậu, hoàng hậu Chiêu Thánh và hoàng đế Trần Thái Tông mười chín tuổi. Trần Thủ Độ lấy lý do hoàng hậu không con, bức hoàng đế phế hậu, cưới chị dâu của Chiêu Thánh là công chúa Thuận Thiên (Tức Lý Ngọc Oanh) đang mang thai ba tháng để kế thừa dòng dõi. Thái Tông phẫn nộ, bỏ lên núi Yên Tử.
Trần Thủ Độ hết sức khuyên nhủ Hoàng đế, nhưng Hoàng đế không về, lại tỏ ý muốn thoái vị. Thủ Độ thuyết phục nhiều lần đều bất thành, cuối cùng tuyên bố sẽ dời đô về Yên Tử, toan cắm cờ nêu xây điện, dựng cung. Mãi đến lúc này, Trần Thái Tông mới đồng ý trở lại kinh thành, mọi việc sau đos đều nghe theo Trần Thủ Độ.
Hoàng hậu Chiêu Thánh bị giáng xuống làm công chúa, giam lỏng trong cấm cung, sống gần hai mươi năm khổ cực giày vò.
Năm Đinh Tỵ, quân Mông Cổ tràn sang xâm lược, nhà Trần thắng lợi.
Tướng quân Lê Phụ Trần nhiều lần có công hộ giá, được Trần Thái Tông khen ngợi, sắc phong ngự sử đại phu. Lê Phụ Trần góa vợ, được Trần Thái Tông ban hôn cùng Chiêu Thánh, bảo rằng: "Không có khanh thì bách tính đã chìm trong tháng ngày bị Mông Cổ đô hộ. Khanh hãy cố gắng nước ta được thái bình về sau."
Cuối năm ấy, Trần Cảnh nhường ngôi cho thái tử Trần Hoảng, lấy hiệu Trần Thánh Tông (vốn là con Trần Liễu, năm Thuận Thiên lên ngôi hậu đang mang thai), trở thành Thái Thượng hoàng, vừa lo chính sự, vừa bắt đầu dấn thân vào cửa Phật.
Một chiều mưa năm bất định, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông chợt nhớ: Mùa xuân năm mười chín tuổi, khi hoàng hậu bị giáng làm công chúa, từng mỉm cười hỏi ngài: "Năm ấy ta cho bệ hạ cả giang sơn, bệ hạ có thể lấy gì làm sính lễ?"
[Lấy từ BiButBong tỷ. Thứ lỗi!]
Nàng luôn sống trong oán hận, khổ cực, giày vò, sự thống khổ... Oán hận nhà họ Trần, oán hận ngài, càng oán hận chính bản thân mình.
Nàng chỉ có một mình. Suốt hai mươi năm, chỉ có thể quanh quẩn nơi khoảng sân ấy, chỉ có thể khắc sâu những hồi ức ấy.Suốt hai mươi năm, Trần Cảnh biết, Phật Kim vẫn sống như thế...
Khi nỗi oán hận theo năm tháng dần tiêu tan, thứ duy nhất nàng còn nhớ để oán hận có lẽ chỉ có bản thân nàng...Khi thời gian đã xóa nhoà kí ức... thì nàng vẫn chưa nhận ra... thứ nàng buông thời đó... không chỉ là một tấm long bào... mà là cả giang sơn Đại Việt... Mà là cả người nàng lưu luyến cả đời...
BẠN ĐANG ĐỌC
Lý Chiêu Hoàng, một vị nữ đế bi thương!
Historical FictionTừ Lý Thái Tổ cho đến Lý Chiêu Hoàng... 216 năm dài dằng dặc... Mà qua một phút ngu muội của một nữ vương 8 tuổi mà sụp đổ... Vị nữ vương đó là ai? Chính là Lý Chiêu Hoàng... Nàng là vị nữ vương thứ 9 của triều Lý, cũng là vị nữ vương duy nhất trong...