Trong các vở kịch người ta vẫn thường tung hô 1 nhân vật lên đến tận trời cao, các tác gia thời bấy giờ dù có miệng lưỡi chua ngoa nhưng đứng trước sự hiện diện dù chỉ bằng ngòi bút của nhân vật huyền thoại này, dù có cứng cỏi đến mấy vẫn chỉ là lời đắng ngoài tai. Vị Thánh ấy được tương truyền từ bao đời nay, với 1 vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa nhưng không kém phần cao ngạo với khí phách sánh ngang trời. Người đời vẫn thường gọi nhân vật này bằng 1 cái tên cung kính "TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH-TÔN NGỘ KHÔNG".
Cái thời thiên địa còn hỗn độn, đất trời còn mờ mịt chưa phân, nhân loại chưa thành người. Rồi Bàn Cổ khai thiên lập địa, Tam Hoàng trị thế, Ngũ Đế định ra nhân luân. Là sự bắt đầu của muôn vàn sự sống, mà cùng lúc đó "Đại Thánh" được sinh ra, vòng luân hồi như đứng lại để chiêm ngưỡng cái kì lạ mà không kém phần lộng lẫy đến rùng mình từ việc này. "Đại Thánh" sinh ra lạ lắm, Ngài sinh ra từ tảng đá trên ngọn Hoa Quả Sơn – ngọn núi này vô cùng đặc biệt, được miêu tả là "mạch tổ của mười châu, là tay long của ba đảo bỏ lại, tự mở giữa trong đục mà đứng lên, phân rõ mờ mịt mà tạo thành, thật là một dãy núi quý, đẹp". Mà còn tảng đá kia, cũng chả phải đá thường, nó lại là "đá tiên" mang tinh khí của tạo hoá: cao 3 trượng 6 thước 5 tấc, hợp với vòng trời 365 độ, vây tròn 2 trượng 4 thước, hợp với lịch chính 24 khí, trên có 9 khiếu 8 lỗ tương ứng với 9 cung 8 quẻ.
Người ta tả :
"Có lẽ từ khi sinh ra, tấm đá cảm thụ linh hoa của trời đất, của mặt trời, mặt trăng nên mới linh thông được. Trong tấm đá lại có một tiên thai. Một hôm tấm đá nứt ra, sinh một trứng đá, to bằng quả cầu lớn, gặp gió hoá ra con khỉ đá, đủ mặt, mũi, chân, tay. Con khỉ đá liền học cào, học chạy, vái lạy bốn phương, hai mắt có hào quang sáng rực lên tận trời, làm kinh động đến Ngọc Hoàng Thượng Đế" Như vậy, Tôn Ngộ Không là được Thiên Địa hoá dục mà thành, sinh ra đã mang sẵn tinh hoa của đất trời, tuyệt nhiên không phải là con khỉ tầm thường nơi trần thế. Sự ra đời của Đại thánh đối với Phật mà nói cũng chính là cách nhìn nhận của Phật gia về sinh mệnh con người: Phật gia giảng rằng con người là do Thần tạo ra, bản mệnh chân chính của con người thuộc về nơi thượng giới.
Ngộ Không có xuất thân cao quý như vậy nên căn cơ cũng rất phi phàm. Bởi vậy mà Ngộ Không là người duy nhất trong chúng đệ tử được Bồ Đề Tổ Sư bí mật trao truyền cho tiên đạo. Vì biết Ngộ Không là trời đất sinh ra, là người căn cơ phi phàm, nên Bồ Đề Tổ Sư mới bí mật truyền cho phép trường sinh màu nhiệm, sau lại dạy cho 72 phép thần thông biến hoá. Kể từ sau khi tu học nơi Bồ Đề Tổ Sư, Ngộ Không đã có thể đi mây về gió, chứng đắc tiên quả, không chỉ chấn nhiếp các quỷ thần khắp bốn bể nghìn non mà còn kinh động tới thần tiên trên thượng giới.
Ngộ Không xuất thân có xuất thân ít nhiều là Phật Gia nhưng bản chất lại là người của Đạo Gia. Đạo gia khác với Phật gia ở chỗ: Phật gia chú trọng tu "Thiện", nên giảng phổ độ chúng sinh. Nhưng Đạo gia thì không như vậy, Đạo gia giảng "Chân", chú trọng thanh tu độc tu, vì vậy mà sư phụ dù có thu nhận bao nhiêu đồ đệ thì trong đó chỉ có một đệ tử được chân truyền.
Tương truyền đã từ lâu, Ngộ Không càng khôn khéo biết bao nhiêu thì càng dễ phản nghịch bấy nhiêu. Khi càng trở nên thần thông quảng đại, càng được chúng thần kính nể, thì Ngộ Không lại càng trở nên kiêu ngạo hống hách: chê Bật Mã Ôn là chức quan quèn nên tự dựng cờ xưng vương "Tề Thiên Đại Thánh", ở trên Thiên Đình mà náo loạn thiên cung, trộm đào tiên, uống ngự tửu, lấy cắp tiên đan, giao đấu với Na Tra, đại chiến Nhị Lang Thần, sau cùng lại giở thói ngông cuồng trước mặt Phật Tổ và đòi Ngọc Hoàng Đại Đế phải nhường ngôi cho mình.
Nếu so sánh với Ngộ Không thuở mới tầm sư học đạo thì quả là khác xa. Lúc ấy, đứng trước mặt Tổ Sư Bồ Đề, Ngộ Không từng giới thiệu rằng: "Con không có tính gì cả. Người ta chửi con, con cũng không giận. Người ta đánh con, con cũng không thù, chỉ lễ phép với người ta mà thôi." Vậy mà giờ đây, khi đứng trước Phật Tổ thì Ngộ Không lại dám tuyên bố rằng :
"Luyện được trường sinh nhiều phép thuật
Học tài biến hoá rộng vô biênChỉ hiềm hạ giới còn eo hẹpLập chí lên trời chiếm Cửu ThiênBảo Điện lẽ đâu Trời ở mãiNhân gian vua chúa vẫn chia truyềnNgươi tài làm chủ, nhường ta chứ?
Thế mới anh hùng dám đứng lên."
Ngày ấy vì không được đáp ứng, Ngộ Không đã ngang nhiên không ngần ngại mà lập tức trở nên phản nghịch quay lại "ĐẠI NÁO THIÊN CUNG".
Nói đến Đại Thánh, người ta vẫn thường truyền miệng : "Lại nói Tề Thiên đại thánh rốt cuộc vẫn là con khỉ yêu quái, chẳng hay làm quan to nhỏ, chẳng biết bổng lộc thấp cao, chỉ biết có danh hiệu như thế là được. Tiên lại hai ty trong phủ Tề Thiên sớm tối hầu hạ, Hầu vương chỉ biết ngày ăn ba bữa, đêm đánh một giấc, chẳng bận việc gì, tự do tự tại. Khi rỗi rãi đi chơi các cung, kết giao bè bạn. Thấy Tam thanh xưng là "lão", gặp Tứ đế gọi "bệ hạ", cùng với chín diệu tinh, năm phương tướng, hai mươi tám tinh tú, bốn đại thiên vương, mười hai nguyên thần, năm lão ở năm phương, tinh tú khắp trời, và các thần sông Hà, sông Hán, chơi với nhau thân như anh em. Hôm nay chơi phương Đông, ngày mai sang phương Tây, đi mây về gió, chẳng cố định ở nơi nào cả".
Năm ấy Đại Thánh làm xáo trộn trật tự thiên giới, còn xuống cả âm phủ xóa hết sổ sinh tử của loài khỉ. Không kiêng nể 1 ai làm bề trên đều phải đau đầu phiền não 1 phen, trấn an thì ít mà thiệt hại đủ đường. Người ta vẫn nói, ấy mới chỉ có 1 con khỉ yêu, phải chăng mà thêm dăm ba con nữa thì có lẽ thiên hạ trần tục bấy giờ cũng khó còn tồn tại.
Vì tội ác tày đình nhưng vì là sự kết tinh hoàn mỹ của trời đất với sức mạnh song phi, Đại Thánh không hề bị động chạm đến cọng lông mà phải chịu hình phạt trước mặt các quý tiên nhân. Bị giam giữ tại Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm, đối với 1 con khỉ yêu như Đại Thánh thì làm sao có thể cam chịu. Dù đối với thánh thần đi chăng, 500 năm hoàn toàn không phải 1 khoảng ngắn, bất kì ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng ấm ức. Nhưng Đại Thánh dù có to có lớn, 72 phép biến hóa thì vẫn không thể chạy thoát 5 ngón tay của Phật Tổ.
Đại Thánh không còn lựa chọn, đành phải tiếp lĩnh. Cứ tưởng là 500 năm dài đằng đẵng nhạt nhẽo đến vô vị, nhưng đời người hữu duyên lại chả lường trước điều gì. Cũng chính nhờ 500 năm ấy, Đại Thánh gặp được kiếp duyên của chính mình.
YOU ARE READING
ĐẠI THÁNH TRỞ VỀ, NGHÌN DUYÊN VẠN KIẾP !
Non-Fiction[Ngộ Không x Đường Tăng] Chuyển ver, luân hồi nghìn kiếp trùng phùng vạn lần.