Full bài

163 1 0
                                    

"Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ với khao khát sống, yêu thương, đồng thời cũng đầy nhạy cảm, lo âu trước giới hạn của tình yêu và cuộc đời"

            Sóng không phải là một hình tượng mới lạ trong thơ ca khi viết về tình yêu. Người ta bắt gặp sóng trong cái dào dạt nơi thơ của Xuân Diệu :" Anh xin làm sóng biếc/Hôn mãi cát vàng em" hay qua mấy dòng đầy tha thiết của Đỗ Trung Quân "Em là sóng nhưng xin đừng là sóng/Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi" . Có chăng, vì sóng mang cho mình một sức sống mãnh liệt, thế nên thi nhân mới đem sóng để ví cho tình yêu, cũng dào dạt và trường tồn đến vậy. Và rồi một lần nữa, ta bắt gặp một phiên bản khác của "Sóng" nơi Xuân Quỳnh, bài ca của đại dương dạt dào với những tâm tình, những cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu, để rồi từ đó làm bật lên cái tôi trữ tình của nhà thơ, đầy khát vọng, cùng những suy tư trong đời người. " Đó là cái tôi khát khao sống, khát khao yêu, nhưng đồng thời cũng đầy nhạy cảm, lo âu trước giới hạn của tình yêu và cuộc đời". Và có lẽ, ta cảm nhận rõ nhất những điều ấy qua những đoạn thơ

" Con sóng dưới lòng sâu
...
Để ngàn năm còn vỗ"

               Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ đặc biệt. Người ta nhớ đến bà, không chỉ qua hồn thơ hồn hậu, da diết, đầy nữ tính mà đặc biệt hơn, thơ Xuân Quỳnh diễn tả đúng con người bà, rất thật, rất chân thành cùng những khát vọng hạnh phúc đời thường. Cái tôi trữ tình ở đây có thể hiểu là chính nhà thơ, trong hình tượng của em và sóng, để rồi từ đó bộc lỗ nỗi lòng mình, nỗi lòng của một trái tim đang yêu, rạo rực, mãnh liệt, đằm thắm. Cái tôi ấy thế nào ? Khao khát sống và yêu thương. Qua những con sóng trùng điệp nơi câu chữ, ta sẽ thấy nỗi nhớ mênh mông khắc khoải. Qua những tâm tình cùng lòng chung thủy và lòng yêu tận hiến, ta sẽ rõ cái tôi ấy yêu da diết đến dường nào. Nhưng ròi cái tôi ấy yêu, bằng cả tâm hồn và trí óc, nên mới "nhạy cảm lo âu" trước những giới hạn, và tất cả hòa lại trong cái tôi đầy độc đáo nơi " Sóng"

" Sóng" được sáng tác tại biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967, in trong tập "Hoa dọc chiến hào", dưới ngòi bút của nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Giọng thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ, với nhiều trắc ẩn, vui tươi  mà hồn nhiên, đằm thắm chân thành cũng nỗi lòng da diết về một hạnh phúc đời thường.

Cái tôi của bài thơ, mở đầu , có lẽ được thể hiện qua nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải muốn vượt lên tât thảy không gian và thời gian.

"Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước, Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được, Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức."

Nỗi nhớ không thể nào nguôi yên, cuồn cuộn như con sóng biển kia, vô hồi, vô tận. Và nhịp sóng ở khổ thơ này là rõ ràng nhất, sôi nổi nhất trong cả bài thơ. Đoạn thơ đặc biệt hẳn, vì mang sáu câu thơ. Sáu câu thơ trải dài những nôi nhớ nhung, mong chờ nơi em, nơi sóng. Phép điệp " Con sóng" cùng phép đối " mặt nước – lòng sâu", ẩn ý cho những đối nghịch của những con sóng triền miên, là có chăng vì mang hai thứ sóng chìm nổi mà sóng chưa bao giờ nguôi yên, và cái tôi nơi em, cũng bị những nối nhớ mong, thương nhớ người yêu ám ảnh , cồn cào. Phép nhân hóa " Không ngủ đươc" được gắn vào cho sóng đầy tính tế, là nhớ thương bờ bến đến mất ngủ, là em nhớ mong anh đến lòng cứ mãi xao xuyến. Như Hàn Mặc Tử từng có lời ghi " Người đi một nữa hồn tôi mất, một nữa hồn tôi hóa dại khờ" 

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Apr 28, 2019 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

SÓNG - XUÂN QUỲNHWhere stories live. Discover now