Chương 1 GIỚI THIỆU CÁC KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU VỀ TƯ VẤN

9 0 0
                                    

Trong quá trình hành nghề, Luật sư cần có nhiều kỹ năng khác nhau để thực hiện hoạt động tư vấn pháp lý cho khách hàng. Trong đó, ba kỹ năng thông dụng nhất đối với một Luật sư tư vấn là: Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn, kỹ năng đàm phán hợp đồng và kỹ năng soạn thảo hợp đồng. Xét một cách tương đối, kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn là kỹ năng đơn giản nhất trong ba kỹ năng trên vì kỹ năng này chủ yếu mang tính "kỹ thuật". Kỹ năng đàm phán hợp đồng thường phức tạp hơn vì phụ thuộc vào khả năng xử lý các tình huống đa dạng và bất ngờ trong đàm phán. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thường đòi hỏi Luật sư phải hiểu rõ cấu trúc của mỗi giao dịch để xác định và xử lý các rủi ro có thể phát sinh từ giao dịch. Việc soạn thảo hợp đồng đòi hỏi sự sáng tạo của Luật sư trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của khách hàng.

I. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI LUẬT SƯ TƯ VẤN

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật, một người thường có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình, bao gồm việc có thể ở lại trường đại học làm giảng viên, làm việc tại Tòa án hoặc Viện kiểm sát để trở thành Thẩm phán hoặc Kiểm sát viên trong tương lai, làm công việc pháp chế tại doanh nghiệp, v.v., hoặc có thể tiếp tục học lên để nâng cao trình độ học vấn. Tuy nhiên, nếu quyết định làm việc tại một tổ chức hành nghề luật sư, người đó sẽ phải bắt đầu một con đường nghề nghiệp hoàn toàn khác với các sự lựa chọn ở trên. Về cơ bản, nghề

luật sư là nghề cung cấp dịch vụ, do đó, hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư có một số yêu cầu đặc thù so với công việc của giảng viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, người làm công tác pháp chế doanh nghiệp và sinh viên học cao học, v.v..

Luật sư thường được phân thành hai loại: Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng. Ở Việt Nam, sự khác biệt này chỉ có tính quy ước vì dù là tư vấn hay tranh tụng thì Luật sư đều phải học kỹ năng hành nghề luật sư tại Học viện Tư pháp và phải trải qua giai đoạn tập sự trước khi chính thức trở thành Luật sư. Sự khác biệt, nếu có, liên quan đến vai trò của Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng là: Luật sư tư vấn thường tư vấn cho khách hàng khi chưa có tranh chấp, còn Luật sư tranh tụng thường tư vấn cho khách hàng sau khi phát sinh tranh chấp. Dưới đây là các yêu cầu chung áp dụng cho Luật sư tư vấn, tuy nhiên, các yêu cầu chung này cũng có thể được áp dụng cho cả Luật sư tranh tụng.

Yêu cầu chung áp dụng cho Luật sư tư vấn chủ yếu hình thành từ các yêu cầu nghề nghiệp của Luật sư khi làm việc theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng đến gặp Luật sư để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể. Do vậy, Luật sư luôn phải tự đặt câu hỏi: Cần làm gì để mang lại giá trị cho khách hàng, nếu không có ý kiến tư vấn của Luật sư thì khách hàng có đạt được kết quả mong muốn hay không. Bên cạnh đó, Luật sư cũng cần phát huy tối đa năng lực của mình để tư vấn những giải pháp pháp lý tốt nhất, mang tính khả thi cao và giải quyết được các vấn đề pháp lý cụ thể của khách hàng. Cuối cùng, cần lưu ý, nếu ý kiến tư vấn không đúng quy định của pháp luật hay không đạt yêu cầu của khách hàng hoặc có vi phạm trong quá trình hành nghề, thì Luật sư có thể phải chịu rất nhiều trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm kỷ luật, hành chính, dân sự và hình sự.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Feb 08, 2019 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

KỸ NĂNG HÀ NH NGHỀ LUẬ T SƯ TƯ VẤNTRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠIWhere stories live. Discover now