Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
Bộ môn Cơ sở kỹ thuật Xây dựng
Nhóm chuyên môn CHĐ-Nền Móng
Bài giảng Nền và Móng
CHƯƠNG II:
ß 1.
1.1. Định nghĩa
MÓNG NÔNG TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN
KHÁI NIỆM CHUNG
Móng nông là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn
móng khoảng dưới 23m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m.
So với các loại móng sâu, móng nông có những ưu điểm:
+ Thi công đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị thi công phức tạp. Việc thi công
móng nông có thể dùng nhân công để đào móng, một số trường hợp với số lượng móng
nhiều, hoặc chiều sâu khá lớn có thể dùng các máy móc để tăng năng suất và giảm thời
gian xây dựng nền móng.
+ Móng nông được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ,
giá thành xây dựng nền móng ít hơn móng sâu.
+ Trong quá trình tính toán bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên.
1.2. Phân loại móng nông
1.2.1. Dựa vào đặc điểm của tải trọng
Dựa vào tình hình tác dụng của tải trọng người ta phân thành :
+ Móng chịu tải trọng đúng tâm.
+ Móng chịu tải trọng lệch tâm.
+ Móng các công trình cao (tháp nước, ống khói,...).
+ Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, ...).
+ Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, mô men nhỏ.
1.2.2. Dựa vào độ cứng của móng
+ Móng tuyệt đối cứng: Móng có độ cứng rất lớn (xem như bằng vô cùng) và
biến dạng rất bé (xem như gần bằng 0), thuộc loại này có móng gạch, đá, bê tông.
+ Móng mềm: Móng có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền (biến dạng
lớn, chịu uốn nhiều), móng BTCT có tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8 lần thuộc loại móng mềm.
+ Móng cứng hữu hạn: Móng Bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn < 8
lần. Việc tính toán mỗi loại móng khác nhau, với móng mềm thì tính toán phức tạp
hơn.
1.2.3. Dựa vào cách chế tạo
Dựa vào cách chế tạo, người ta phân thành móng toàn khối và móng lắp ghép.
+ Móng toàn khối: Móng được làm bằng các vật liệu khác nhau, chế tạo ngay
tại vị trí xây dựng (móng đổ tại chỗ).