Bạn
Nhưng ở đây, với Viễn Phương vẫn là hình ảnh ấy, mà lại mang một màu sắc riêng biệt vô cùng. Nếu như mặt trời ngoài kia mỗi ngày đều đỏ rực, thì mặt trời trong lăng đây cũng đỏ rực sắc màu của chính mình. Màu đỏ ấy toát lên từ phẩm chất con người của Hồ Chí Minh, từ lý tưởng vĩ đại mà Người mang tới, từ ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh mà Người đã thể hiện, từ công lao Q.1 9= à Người đã làm nên. Tất cả những điều đó tạo nên một mặt trời rực rỡ, sánh ngang bằng với mặt trời của vũ trụ ngoài kia. Tác giả đã khéo léo sử dụng ở đây điệp từ "ngày ngày". "Ngày ngày" tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, "ngày ngày" được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Ở đây, tác giả đã thật tinh tế khi không phải là đoàn người, hàng người mà là dòng người. Điều này khiến cho người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ "đi trong thương nhớ", thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc. Nỗi nhớ ấy đã kết thành "tràng hoa", dòng người ấy đã trở thành một tràng hoa dài vô tận để dâng lên Bác Hồ. Và Viễn Phương hòa cùng dòng người ấy đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân" của Người. "Bảy mươi chín mùa xuân" là số tuổi của Bác Hồ. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình. Tác giả muốn thể hiện sự cống hiến lớn lao mà Bác Hồ đã hi sinh của đất nước. Và sự hi sinh ấy đã giúp cho cả dân tộc được sống trong hòa bình.
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"Có lẽ đây là khổ thơ đắt giá nhất bài thơ. Cả khổ thơ là sự ca ngợi công ơn của Bác, đó cũng là niềm cảm kích, niềm biết ơn vô bờ của tất cả mọi người dân Việt Nam dành cho Bác.
Mạch cảm xúc của tác giả tiếp tục với những dòng cảm xúc tiếc thương vô hạn, cho dù cố giấu đi những dòng cảm xúc ấy nhưng vẫn đủ sức lay động trái tim của hàng triệu người:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.Vẫn là phép nói giảm, nói tránh "giấc ngủ bình yên", tác giả như cố gắng muốn xua đi sự thật phũ phàng: Bác không còn nữa. Hai câu thơ như tái hiện trước mắt độc giả hình ảnh chân thực: Bác đang nằm trên kính, ánh đèn hồng chiếu xuống khiến cho gương mặt Bác trở nên hồng hào và sáng dịu hiền như vầng trăng. "Trời xanh" và "ánh trăng" được nhắc đến vừa là hình ảnh thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ thể hiện sự bất diệt và trường tồn của thiên nhiên. Kết hợp với cặp quan hệ từ "vẫn biết - mà sao", tác giả như muốn lấy quy luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của con người, nhằm tự trấn an lòng mình: vẫn biết Bác luôn sống mãi trong lòng dân tộc nhưng sự thật phũ phàng rằng Bác đã ra đi mãi mãi khiến tác giả thấy "nghe nhói ở trong tim". Từ "nghe nhói" là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách rõ nét nhất cảm giác đau đớn tột cùng của tác giả khi nghĩ sự thật rằng Bác không còn nữa. Đó là nỗi đau quá lớn khiến tác giả không giấu nổi nghẹn ngào.
Có lẽ cũng bởi vậy mà mới nghĩ đến việc ngày mai phải xa Bác kính yêu, lòng tác giả và những đứa con miền Nam đã dâng niềm xúc động bồi hổi:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Từ ngữ "muốn làm" được lặp di lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo. Một mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hằng ngày ca hót cho Bác yên ngủ, làm đóa hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng muôn đóa hoa khác làm đẹp nơi Bác nghỉ. Và vui sướng nhất khi được làm cây tre trung hiếu đứng mãi bên Bác canh từng giấc ngú của Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim hót và cây tre trung hiếu ấy giữ mãi cho Người giấc ngủ bình yên. Viễn Phương nói lên mong ước của mình cũng như là ước nguyện của tất cả chúng ta muốn được gần Bác để được lớn lên một chút:"Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên người một chút."
Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người thì vô cùng giản dị. Đất nước ta mất Bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ bến.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. mấy ai đọc bài thơ mà không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm ngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ đã truyền dược cảm xúc của mình đến với người đọc chính bởi cảm xúc của cả đồng bào Nam bộ nói riêng cùa dân tộc nói chung. Chúng ta những cháu ngoan của Bác Hồ cũng xin nguyện như Viễn Phương làm cây tre trung hiếu, làm bông hoa đẹp, làm tiếng chim hay và làm muôn ngàn công việc tốt để dâng lên Người.