Vật chất

5 0 0
                                    

1.Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được mang lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại chụp lại, phản ánh sự tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.

Phân tích :

Phạm trù triết học: lấy phạm trù triết học vì đây là khái niệm rộng nhất, khái quát nhất, bao quát các ngành khoa học khác.

Thực tại khách quan không phụ thuộc vào cảm giác : thực tại khách quan tồn tại trong thực tế không phụ thuộc vào cảm giác, khẳng định vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức

Ý nghĩa:

- Khẳng định vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức , giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học theo chủ nghĩa duy vật

- Khắc phục triệt để tính chất trực quan siêu hình , máy móc trong quan điểm chủ nghĩa duy vật trước đây.

- Mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học để đi càng sâu tìm hiểu khám phá thế giưới tìm ra những kết cấu vật chất mới.

2;- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan. Như vậy, ý thức chính là sự phản ánh của con người về thế giới khách quan.

- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trinh tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức: phản ánh vật lý, hoá học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo (tức phản ánh ý thức). Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hoá của vật chất tự nhiên.

+ Phản ánh vật lý, hoá học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hoá học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hoá (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý - hoá qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.

+ Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc, v.v. khi nhận sự tác động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cam giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.

+ Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ có hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động của môi trường sống.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Apr 08, 2019 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Ôn tậpWhere stories live. Discover now