1

568 3 0
                                    

– Nhân cách là một trật tự động (dynamic) của các hệ thống tâm – thể trong cá nhân quy định những sự thích nghi độc đáo đối với môi trường xung quanh của họ (G.W.Allport).

– Nhân cách là khái niệm chỉ mọi sự kiện hợp thành lịch sử cuộc đời của cá nhân (H.Thomae).

– Nhân cách của một cá nhân là cấu trúc độc đáo của các thuộc tính (J. P. Guilfurd).

– Nhân cách là một cơ cấu có tổ chức của các quá trình và trạng thái tâm lí liên quan đến cá nhân (R.Linton).

– Nhân cách là cơ quan điều khiển thể xác, một thiết chế tác động đến những sự biến đổi không ngừng từ lúc được sinh ra đến khi chết (H.A.Murray).

Khi tổng quan về vấn đề này, Lê Đức Phúc còn nêu lên một số cách hiểu khác [3; 36 – 80]:

– Nhân cách là một tồn tại cá nhân nhất định, độc nhất vô nhị, không thể phân chia, được đặc trưng bởi sự thể hiện tính cách do tư chất và môi trường tạo ra (W.Arnold).

– Nhân cách là hành vi của một người trong một tình huống nhất định (R.B. Cattell).

– Nhân cách là cá nhân cụ thể, lịch sử, sinh động gắn với những quan hệ thực tế đối với thế giới hiện thực (X.L.Rubinstêin).

– Nhân cách là một sản phẩm xã hội – lịch sử, chủ thể có ý thức xã hội – có trách nhiệm (J.P.Galpêrin).

– Nhân cách phát triển toàn diện là một người có năng lực và sẵn sàng hành động ngày càng độc lập (tự động) và có ý thức trong những phạm vi hoạt động hết sức đa dạng, có ý nghĩa xã hội trong sự tác động chung, tập thể đối với những người khác (A.Kossakowski).

– Nhân cách là hệ thống sinh động của những quan hệ xã hội giữa các phương thức hành vi…, cơ sở chung, đầy đủ nhất để xem xét những mặt khác nhau của đời sống cá nhân (L.Sève).

– Nhân cách còn có thể được định nghĩa là:

a) Những thuộc tính tâm lí của con người mà nhờ chúng, chúng ta có thể dự báo hoặc chí ít cũng chẩn đoán được các hành động của con người.

b) Những thuộc tính đó là những cấu tạo lí luận, vì thế, kiểu loại và số lượng của chúng phụ thuộc vào lí thuyết chúng ta sử dụng;

c) Những thuộc tính đó phục vụ cho việc dự báo hoặc chẩn đoán hành động có liên quan, vì thế, kiểu loại và số lượng của chúng còn phụ thuộc vào nhiệm vụ nghiên cứu (K.Ôbukhôpxki).

– Nhân cách là những mẫu hành vi ứng xử có tính kiên định và những quá trình tâm lí trong mối quan hệ giữa chủ thể và bản thân, khởi xướng từ bên trong cá nhân (J.M.Burger).

Ở nước ta, nhân cách cũng đã và đang là một khái niệm được quan tâm nhiều. Về các quan niệm này, sẽ đề cập đến ở phần sau.

Qua một số trích dẫn chưa phải là đầy đủ và cũng không hoàn toàn mang tính đại diện, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét như sau:

– Nhân cách không thể là “một cấu tạo tinh thần của mỗi cá nhân nhà khoa học”. Cách đây đúng 40 năm, L.Canestrelli đã từng cảnh báo về sự tuỳ tiện muốn định nghĩa thế nào cũng được.

– Dù phân tích từ khía cạnh nào đi nữa thì trên bình diện tâm lí học, nhân cách trước hết vẫn là cái tâm lí, cấu tạo tâm lí phức hợp, tổ hợp các đặc điểm và phẩm chất tâm lí đặc trưng cho mỗi cá nhân.

– Cũng do đó, không thể đồng nhất “nhân cách” với “con người” như quan niệm của một số tác giả ở trong và ngoài nước, cho dù đây là hai khái niệm có những nội hàm giao nhau.

– Xét theo mối quan hệ kép, một mặt, nhân cách và sự biểu hiện của nó và mặt khác, trình độ phát triển nhân cách và việc đánh giá của gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội về nhân cách của một người là không giống nhau. Một số định nghĩa đã bộc lộ thiếu sót này.

– Trong cấu trúc tâm lí của nhân cách không có khí chất, cho dù yếu tố này có liên quan và ảnh hưởng đến các thành phần của nhân cách.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 23, 2014 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Các định nghĩa về nhân cáchWhere stories live. Discover now