đắc tâm nhân

6.1K 75 5
                                    

Tác giả: Dale Carnegie

Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê

Chương 1: Muốn lấy mật đừng phá tổ ong

Ngày 7 tháng 5 năm 1931, mười ngàn người ở chân thành Nữu Ước (New York) được mục kích một cuộc săn người sôi nổi chưa từng thấy. Một trăm năm mươi lính công an bao vây một căn phố để bắt tên y cũng mang hai cây súng sáu trong mình. Họ leo lên mái nhà chung quanh, dùng hơi cay và trong hơn một tiếng đồng hồ, cả một khu mỹ lệ nhất của Nữu Ước vang lên tiếng súng và tiếng "lạch tạch" của liên thinh. Crowley núp sau chiếc ghế đệm bông, bắn lại lính không ngừng.

Khi bắt được y rồi, viên giám đốc công an tuyên bố: "Nó vào hạng tội nhân nguy hiểm nhất. Nó muốn giết người là giết, không vì một lý do gì hết".

Nhưng còn chính tội nhân, Crowley, y tự xét y ra sao? Muốn biết, bạn hãy đọc hàng sau này mà y vừa chống cự với lính vừa viết để lại cho đời "Dưới lớp áp này, trái tim ta đập, chán ngán, nhưng thương người, không muốn làm hại một ai hết".

Không muốn làm hại ai hết! Vậy mà trước đó mấy ngày, khi một người lính lại gần y để hỏi y giấy phép lái xe hơi, thì y xả ngay một loạt súng, giết người đó tức thì. Một kẻ sát nhân không gớm máu như vậy mà còn tự khoe: "Trái tim thương người, không muốn làm hại một ai hết!".

Trước khi lên ngồi ghế điện để chịu tử hình tại khám Sing Sing, y còn than: "Tôi chỉ tự vệ mà người ta xử tôi như vậy đó".

Nghĩa là trong thâm tâm y, y nhất định không chịu nhận y có tội.

Bạn sẽ nói: "Thì chỉ có nó nghĩ thế, chứ còn ai lạ đời như vậy nữa".

Không đâu, thưa bạn: kẻ thù số một của nước Mỹ. Al Capone, tên đầu đảng ăn cướp đã làm cho châu thành Chicago kinh khủng, cũng nói: "Ta đã dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời ta để mua vui cho thiên hạ, vậy mà phần thưởng chỉ là bị chửi và bị săn bắn như con thú dữ".

Mà cả Dutch Schluts, một trong những tên cướp lợi hại nhất ở Nữu Ước cũng tuyên bố với một ký giả rằng y là ân nhân của thiên hạ.

Viên Giám đốc khám Sing Sing, ông Lawes, viết "ở Sing Sing, những tội nhân đều tự cho họ cũng có tâm trạng thông thường khác đời chi hết. Cũng lý luận, giảng giải, tại sao chúng bị bắt buộc phải cạy tủ sắt hoặc bóp cò... và tuyến bố rằng bỏ tù chúng thật là bất công".

Nếu ba tên cướp đó và bọn khốn nạn đương nằm trong khám, tự cho mình vô tội như vậy thì những người mà chúng ta gặp mỗi ngày, ở ngoài đường, cả các bạn nữa, cả tôi nữa, chúng ta ra sao?

Cho nên ông John Wannamaker, một thương gia lớn, có lần đã tự thú: "Từ 30 năm nay, tôi đã hiểu rằng: sự chỉ trích chẳng ích lợi gì hết". ÔNg đã sớm hiểu bài học đó. Riêng tôi, tôi đã phải phấn đấu trong một phần ba thế kỷ trước khi thấy ló ra ánh sáng của chân lý này; "Dù người ta có lỗi nặng tới đâu, thì trong 100 lần, có tới 99 lần người ta cũng tự cho là vô tội".

Chỉ trích là vô ích (nó làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ ta chỉ trích tự nhiên sẽ hằn học chỉ trích lại ta, như ông Tổng trưởng Bộ Nội vụ Albert Fall, vì ăn hối lộ 100.000 đồng mà dùng gươm súng đàn áp kẻ bị ức hiếp, sau vỡ lỡ, bị ngồi khám, làm cho dư luận toàn quốc oán hờn Chính Phủ, Đảng Cộng Hoà suýt đổ, Tổng thống Harrding bị giày vò lo lắng đến đỗi ít năm sau thì chết. Vậy mà khi người trách y đã lợi dụng lòng tin cậy của bạn ông là ông Harding và phản ông, thì vợ y nhảy chồm chồm lên, khóc sướt mướt, vặn tay bứt tóc, rủa đời, la lớn: "Không! không! Chồng tôi không phản ai hết. Cả một toà nhà đầy vàng cũng không quyến rũ được chồng tôi. Chông tôi đã bị người ta phản."

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 22, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

đắc tâm nhânNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ