ÔN THI NGỮ VĂN THPTQG

501 18 0
                                    


A- PHẦN ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Phần này cô mình gọi là phần cho điểm. Nếu không có gì thay đổi thì người ta sẽ cho 1 đoạn văn ngoài SGK và có 4 câu hỏi:

- Câu 1: thường là hỏi phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả,nghị luận... ), thể thơ (tự do, 5 chữ...), phong cách ngôn ngữ (chính luận, báo chí, nghệ thuật...). Phần này quá quen thuộc với mọi người rồi, đừng để mất điểm nó nha.

- Câu 2,3: thường rơi vào mấy kiểu phân tích biện pháp tu từ, cắt nghĩa một câu gì đó trong đoạn trích, hoặc trả lời thông tin gì đó có sẵn trong đoạn trích... Mọi người chú ý trả lời đủ và đừng để tốn thời gian cho phần này.

- Câu 4: bắt đầu nâng cao hơn xíu, đòi hỏi mình phải giải thích/lý luận một vấn đề được rút ra từ đoạn trích.

Đối với đọc hiểu, luyện đề nhiều sẽ quen, năm mình cô cho làm đề thi thử của các trường khác, vô phòng thi là auto viết thoăn thoắt. Mọi người đừng dành quá nhiều thời gian cho phần này vì câu Nghị luận văn học sẽ rất dài. Cô mình bảo thời gian lý tưởng để làm đọc hiểu và bài nghị luận xã hội là 30, 40 phút thôi, mặc dù mình toàn làm lố giờ vì quá sa đà vào phần này.



B- PHẦN LÀM VĂN:

1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2 điểm)

Đề ra sẽ theo dạng : Từ bài đọc hiểu phía trên > vấn đề gì đó.

Ví dụ như đề năm ngoái là : "Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước ở mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay."

Nhớ là ĐOẠN VĂN không xuống dòng nha mọi người, xuống dòng sẽ thành BÀI VĂN và sẽ bị trừ điểm. Cô mình bảo phần này viết 1 MẶT giấy thi là vừa.

Đây là nghị luận xã hội đó, có 2 dạng: Nghị luận về 1 hiện tượng đời sốngNghị luận về 1 tư tưởng đạo lý. Nó cũng có công thức viết mọi người có thể tham khảo.


Dàn bài gợi ý:

**Mở đoạn: Đi thẳng trực tiếp vào vấn đề.

**Thân đoạn:

a. Đối với nghị luận về sự việc hiện tượng:

+ Làm rõ sự việc hiện tượng: thực ra phần này đơn giản là diễn giải cụ thể hiện tượng ra.

+Thực trạng (Là tình hình của hiện tượng đó trong đời sống trong nhiều bối cảnh)

+ Nguyên nhân xảy ra hiện tượng (Khách quan-Chủ quan)

+ Mặt tiêu cực/tích cực của hiện tượng

+ Dẫn chứng cụ thể

+ Bàn luận về hiện tượng và hậu quả (nếu nó tiêu cực)

+ Giải pháp cho hiện tượng

+ Liên hệ thực tế: Với bản thân, với xã hội...

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 10, 2022 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ÔN THI NGỮ VĂN THPTQG (Sưu tầm)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ