Đây Thôn Vĩ Dạ

247 10 0
                                    

A. Mở bài

Nói đến những năm 1932 - 1945, đây là giai đoạn phong trào “ Thơ Mới “ xuất hiện cũng chính là lúc mà những cái tôi nghệ thuật bùng nổ, làm nên những diện mạo riêng biệt. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, ảo não như Huy Cận, kì dị như Chế Lan Viên và tha thiết, rạo rực như Xuân Diệu. Mà ở đó, Hàn Mặc Tử - một trong ba đỉnh cao của phong trào “ Thơ mới “, đã khẳng định vị thể của mình trên dòng chảy của văn thơ Việt Nam ở thể loại “ Thơ Điên “. Phần nhiều đọng lại trong trái tim của người yêu văn chương chính là những bài thơ của ông viết về xứ Huế, điển hình là “ Đây Thôn Vĩ Dạ “. Bài thơ đã là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời.

(Trích thơ )

B.Thân bài
1. Mở đầu

Tác phẩm nằm trong tập "Thơ điên” sáng tác năm 1938 được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Chỉ với ba khổ thơ, người đọc đã cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu hạnh phúc thấm đẫm trong từng câu chữ.

2. Trọng tâm

Luận điểm 1. Khơi nguồn cảm xúc, Hàn Mặc Tử đã mở đầu tác phẩm bằng một bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ lúc hửng đông:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Câu hỏi tu từ được thốt lên một cách đột ngột, lại giống như một lời mời mọc, song lại phảng phất một sự trách móc nhẹ nhàng: sao anh không về Thôn Vĩ ? Sao anh lại có thể không về thôn Vĩ được ? Thôn Vĩ như thế này mà anh có thể dửng dưng không về thôn Vĩ ư ?

Anh “ đây là ai ? Một người bạn nào đó, hay chính là nhà thơ ? Hay bất kỳ ai đó trong số những người đọc thơ ? Thật ra, Câu thơ suy cho cùng cũng chỉ là một cái cớ cho nhà thơ bộc bạch một niềm tha thiết say mê cháy bỏng đối với một mảnh đất.  Hai chữ “không về” nghe sao thật phũ phàng, như một sự khẳng định rằng ông chẳng thể quay về nơi ấy một lần nào nữa. Nơi ây là đâu ? Về đâu ? Phải rồi, phải về chơi thôn Vĩ, bởi vì thôn Vĩ đẹp lắm, kì diệu lắm, về thôn Vĩ để:

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Ba câu thơ sau miêu tả vẻ đẹp của Thôn Vĩ qua cái nhìn của Hàn Mặc Tử, trong cái tâm hồn của nhà thơ. Có thể nói, khi đọc ba câu thơ này, người đọc không thể không say mê. Bởi vì những chi tiết bình thường, thôn quê đã được nhà thơ xếp đặt trong một thể hài hoà nghệ thuật độc đáo lạ lùng. Cái đẹp của thôn Vĩ không phải do nắng, hay hàng cau, mà là " nắng hàng cau" kia. Một màu nắng tinh khiết, một màu nắng tinh khôi, một màu nắng rất mới trong văn chương. Thứ nắng ấy đã làm sáng lên không gian thôn quê đơn điệu, trong trẻo và nhẹ nhàng, thơ mộng. Thú vị là ở đó, say lòng người là ở đó. Phải có chỗ phối hợp ảo diệu ấy trong cái ánh chiếu ảo diệu ấy và trong cái thời khắc ảo diệu " nắng mới lên" ấy" kìa! Thiếu một trong ba yếu tố: nắng - hàng cau - nắng mới lên, sự kỳ diệu của nghệ thuật sẽ không còn, cái lạ lùng làm ta say đắm của Vĩ Dạ cũng sẽ không còn nữa.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 22, 2019 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đây Thôn Vĩ DạNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ