bài văn nghị luận đoạn một trong bài bình ngô đại cáo của nguyễn trãi

534 3 1
                                    

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Trăng lạnh sương tan, lướt nhẹ qua năm tháng ngược dòng lịch sử về quá khứ lại chứng kiến mồn một cảnh tượng nước mất nhà tan, bao cuộc đấu tranh đẫm máu tan thương từng cảnh một hiện ra trước mắt, từng nghe cổ nhân nhấc " lịch sử lấy quá khứ làm bài học cho hiện tại, lấy nhân nghĩa của người đi trước làm thầy của bản thân ", từng nhớ một đoạn lịch sử hào hùng mà thương tâm, Thái Tổ Lê Lợi dùng một kiếm quét sạch quân thù, Nguyễn Trãi khắc Bình Ngô Đại Cáo ca ngợi công lao chiến thắng quân thù, chiếu cáo thiên hạ, nhớ năm đó, Bình Ngô Đại Cáo như một áng văn thiêng cổ ghi lại chiến thắng oanh liệt của dân tộc, bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh, điều đáng khâm phục nhất ở áng văn thiên cổ kia không chỉ là tư tưởng nhân nghĩa mà còn là chân lý về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt, ý nghĩa ấy được Nguyễn Trãi khắc họa nổi bật nhất ở đoạn một của bài đại cáo. Chỉ đoạn đầu tiên mà lại khiến cho người nghe sởn gai óc về những hiện thực và ý nghĩ cao thâm mà Nguyễn Trãi đã gởi gấm vào từng con chữ.

Thân bài:

Từng nghe :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Chép đoạn một ra.

Nguyễn Trãi vị anh hùng không ai không biết, Ông không chỉ là nhà quân sự tài ba mà còn là tác giả lớn của nền văn hoc Việt Nam. Năm ấy, nghĩa quân Lam Sơn đánh cho giặc Minh tan tác , theo lời Thái Tổ, Nguyễn Trãi soạn bài Bình Ngô Đại cáo, như bản hùng ca về tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Đại Việt sau bản Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, đây là bài cáo được viết theo lối văn biền ngẫu vần đối với nhau, mỗi câu dài ngắn khác nhau thể hiện chất hào khí . Bài cáo sinh ra ở bối cảnh không tầm thường nên giá trị cũng trở nên to lớn, chỉ ở đoạn đầu của bài cáo đã hiện lên lòng nhân nghĩa yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi,. Đối với ông " nhân và nghĩa" là cái cốt lõi nhất để giữa vững giang sơn xây dựng giang hà, mở đầu cho bài cáo là " từng nghe: "việc nhân nghĩa cốt rư yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo", chỉ với hai từ " từng nghe" đây ám chỉ cho một đạo lý của đạo nho đã có sẳn từ trước, các sĩ tử như ông cũng đã từng học, từng nghe thấy và ghi nhớ trong lòng từ câu chữ, đạo nho rất đề cao nhân và nghĩa, vì trong đạo lý làm người của các bậc thánh nhân thì nhân" được xếp đầu, " nghĩa" được nằm thứ ba, đủ thấy hai chữ này có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với các bậc sĩ tử về cách đối nhân xử thế. Ông lấy cái nhân nghĩa này đặt tại lòng dân, cốt ở lòng thiên hạ, lại từng nghe các cổ nhân dạy " Phúc chu thủy tín dân do thủy" xem dân là nước, vua là thuyền, thuận lòng dân thì được thiên hạ, mất lòng dân thì mất thiên hạ, nước có thể nâng thuyền xuôi theo chiều gió đẩy thuyền đi xa, nước cũng có thể nhấn chìm con thuyền một cách tan tác, ông xem việc lấy nhân nghĩa để thu phục lòng bá tánh, vì vậy hết lòng lo cho thường dân áo vải ai cũng có cơm ăn áo mặc, chăm lo cho dân chúng Đại Việt một cuộc sống ấm no hạnh phúc, không phải chịu khổ vì cảnh loạn ly thời chiến, có yên dân thì đất nước mới thật sự bình yên. Việc nhân nghĩa với ông cũng chính là " trừ bạo" trừ bạo ở đây chính là quét sạch bọn giặc cỏ bạo tàn cho chủ quyền quốc gia được toàn diện, diệt sạch bọn gian tà bán nước cầu vinh cho nước nhà yên ấm dân không khổ sở, nhân nghĩa còn thể hiện ở việc thu phục nhân tâm, tha cho giặc thù một con đường sống, nhớ trận Đông Quan năm ấy, giam hãm tướng giặc Vương Thông trong thành, mở lòng nhân nghĩa tha cho hắn con đường sống, cấp cho thuyền ngựa đuổi chúng về nước. Lấy việc nhân nghĩa để an lòng dân, làm cho quân giặc nể phục về tấm lòng nhân nghĩa của quân dân Đại Việt.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 24, 2019 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

bài văn nghị luận đoạn một trong bài bình ngô đại cáo của nguyễn trãiWhere stories live. Discover now