THUYẾT MINH NGUYỄN TRÃI
Bình tâm lại lặng lẽ cất bước giữa tháng năm tịch mịch , hồi tưởng lại một đoạn quá khứ oan khuất bị dòng chảy lịch sử chôn vùi tận đáy lòng sâu dâu bể , bất chợt lại đọc được đoạn thơ xé lòng
"Thị lộ ngày xưa bán chiếu gon
Tây hồ thục nữ một lòng son
Ức Trai oan nghiệt nay còn đó
Hào kiệt anh hung với nước non"
Xưa nay cứ ngỡ lịch sử là một thứ vinh diệu chạm khắc lên bao câu chuyện anh hùng hào kiệt nhưng lại không ngờ lịch sử còn để lại bao câu chuyện đau thương với bao nỗi oan oan khuất thấu tận trời xanh , tận dưới đáy lòng sâu lịch sử đã phác họa nguyễn trãi vị anh hùng dân tộc một danh nhân văn hóa một nhà chính trị gia lẫy lừng khiến người đời cảm phục , người còn là một tác giả luôn kiêu hãnh với tác phẩm để đời của mình , một nhà thơ với vần thơ mang ý cảnh phong trần thuần khiết với thiên nhiên cây cỏ , trong bầu trời rộng lớn bao la người tựa như một vâng trăng vằng vặt soi rõ tận góc ngách thế gian , thế mà năm tháng lại phủi bụi lên lịch sử để lại vụ án oan khuất tưởng chừng bị rêu phong vùi lấp nhưng cuối cùng lại được minh oan , cuộc đời của đại thi hào này có thể nói được xem là một câu chuyện truyền kỳ với bao vinh nhục thăng trầm dâu bể , một vị khai quốc công thần của thời hậu lê , một anh hùng đáng kính của dân tộc.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai quê ở làng Chi Ngại sau dời về Nhi Khê , thân sinh của ông là Nguyễn Ứng Long một nho sih nghèo học giỏi đỗ Thái học sinh thời Trần , mẹ là Trần Thị Thái con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán . gia đình bên nội cugx như bên ngoai đều có hai tryền thống yêu nước và văn hóa văn học
Thân thế của người như một trò đùa số phận , mất mát có tang thương có , người đời cứ tưởng ông là người có gia thế cao lớn sống trong danh cao quý tộc nhưng lại không ngờ ông lại có một cuộc đời bi ai . không giống như bao đứa trẻ khác sống trong vòng tay thương yêu của mẹ , đau đớn thay khi mới lên năm tuổi ông đã thiếu vắng tình thương của mẹ , mất ông ngoại khi tròn mười tuổi , dưới sự thương yêu dạy dỗ của người cha , năm 1400 ông đỗ Tiến sĩ , hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ , tưởng chừng có thể mang tài cao chí lớn của bản thân giúp đỡ quê hương xây dựng giang sơn gấm vóc phồn hoa . Nhưng mà triều đình một phen phong ba biến chuyển , giặc Minh sang đô hộ nước ta , gây bao tàn khốc cho nhân dân Đại Việt , Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc , nợ nước thù nhà , ông luôn khắc sâu lời thân phụ dặn "con trở về lập chí , rửa nhục cho nước , trả thù cho cha , như thế mới là đại hiếu " Nguyễn Trãi luôn để bên tai lời cha dặn , trong lòng lúc nào cũng nuôi chí lớn trả thù cho cha báo hiếu cho nước nhà , giận nỗi muốn ăn tươi nuốt sống quân thù , chứng kiến cảnh quân giặc hà hiếp bóc lột dân ta "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn , vùi con đỏ xuống hầm tai họa" ông hâm hở tìm kiếm minh quân phò tá , trời không phụ người có lòng nghe danh lê lợi ở Lam sơn tài cao chí lớn xứng danh là một minh chủ hiếm có để phò tá , không quảng đường xa ông cất bước đến Lam sơn diện kiến minh chủ , lập hội thề ở Lũng Nhai , trở thành quân sư đắc lực của lê lợi , tuy khởi nghĩa lúc đầu gian nan , xong với tinh thần thép quật cường bất khuất , trãi bao phen nằm gai niếm mật hưởng trọn mùi vị gian nan vất vả , sau trận mưa máu sa trường da ngựa bọc thây , kết thúc chặn gió sương mịt mù , cuối cùng cũng ngửi được mùi vị hoa mai sau đêm đông lạnh giá , nghĩa quân lam sơn đã tắm máu quân thù , rửa sạch nỗi nhục quốc gia , nhưng với tấm lòng nhân đạo cao cả , Nguyễn Trãi đã hiến kế công tâm cho Lê lợi vừa đuổi được quân thù vừa tránh mối họa về sau , Nguyễn Trãi chính là vị khai quốc công thần , một nhà chính trị quân sự tài ba thao lược . sau khi đại quân toàn thắng ông sọan bình ngô đại cáo , đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần hai của nước ta khẳng định chủ quyền dân tộc , đất nước vắng bóng quân thù ông lao vào công cuộc xây dựng đát nước với ước muốn cho thường dân áo vải ai cũng có cơm ăn áo mặc xây dựng triều đại hậu Lê thái bình thịnh thế , nhưng trời không chiều lòng ông vào buổi đầu đất nước sơ khai , trọng võ hơn trọng văn mặc dù ông giữ chức văn cao trong triều đình nhưng cũng không tránh khỏi bị người khác ức hiếp đổ oan lại cộng them việc vua lê thái tổ nghi kỵ trọng thần khiến ông một phen chịu cảnh ngục tù , thoái chí anh hùng "hư danh thự họa thù kham tiếu , chúng báng cô trung tuyệt khả liên "chán cảnh quan trường tranh đấu ,ông từ quan lui về Côn sơn ở ẩn làm bạn với núi sông cây cỏ , sống cuộc đời tự do tự tại không tranh không đấu mặc cho thế sự xoay vần chỉ mong ở núi côn sơn ngồi trên vách đá uống một ngụm trà lặng nhìn gió thổi mây bay bỏ mặc sự tranh đấu ở hồng trần khói lửa chỉ cầu trồng vài khóm trúc dăm ba bụi hoa nhài một mái nhà tranh lắng nghe tiếng suối róc rách chảy ngâm dăm ba câu thơ tâm sự với đời , nghĩ đến đây bản thân lại đồng cảm mà không khỏi day dứt nhớ về một người cũng đông chí hướng với cụ nguyễn trãi là cụ nguyễn Bỉnh Khiêm một vị quan thanh liêm chính trực vì ngán nỗi bọn nịnh thần a dua nịnh hót bọn gian thần kết bè cánh làm lũng đoạn triều cương ông treo ấn về quê làm bạn với cây cỏ đất vàng xem nhẹ phú quý vinh hoa " một mai một cuốc một cần câu , thơ thẩn dầu ai vui thú nào ","rượu đến cội cây ta sẽ uống , nhìn xem phú quý tựa chiêm bao" mặc dù mong muốn đem tài hèn sức mọn của mình để giúp đỡ nhân nhân xây dựng đất nước nhưng cả hai ông lại bất lực với thời cuộc , thấy được sợi dây đồng cảm ở hai ông nhưng với nguyễn trãi ta lại thấy tuy bề ngoài ông bầu bạn với núi song cây cỏ chẳng quan tâm mùi vi thế tục nhưng ngay chính thâm tâm ông lại luôn canh cánh trong lòng chuyện quốc gia đại sự , tận đáy lòng của ông như một như cây cỏ khô chỉ cần một cơn gió xuân thoảng qua là có thể trở nên xanh tươi mơn mởn . quả thật như vậy , 1440 Lê thái tông mời ông ra giúp việc nước , tấm lòng yêu nước thương dân tưởng chừng bị tháng năm rêu phong làm cho mờ lấp nhưng lại được phủi sạch không một vết nhơ , ông lại gánh vác chuyện quốc gia đại sự , nhưng hỡi ôi , nhân sinh khó nói thế sự khó lường tai bay họa gió rơi xuống đầu gia tộc ông , cái chết của vua Lê thái tông làm nên án oan " Lệ chi viên " thấu tận trời xanh bọn gian thần vu cho ông tội giết vua khép tội tru di tam tộc , chém đầu cả họ , đây được xem như là vết nhơ của lịch sử dân tộc , một thiên cổ kỳ oan tưởng chừng như bị bụi thời gian phủ lắp trở thành câu chuyện chỉ còn là nỗi tiếc thương của nhân sinh , nhưng lưới trời lồng lộng câu chuyện ai oán ấy đã được khấy đọng tâm can thế nhân thêm một lần nữa , 1464 Lê thánh tông đã gắng lòng minh oan cho nguyễn trãi còn sưu tầm thơ văn của ông ban chức tước cho con cháu . Oan tình được giải thế nhưng nỗi mất mát ấy làm sao có thể bù đắp lại được , biết bao con người đã rơi đầu , tấm lòng yêu nước thương dân trong như nước bích mùa thu của ông thế nhân mấy ai tỏ tường , trời đất cứ vậy tuần hoàn , qua bao năm tháng giờ đây nó cũng chỉ trở thành một câu chuyện tiếc thương của thế gian , tại một góc trang lịch sử nào đó lại dính đầy dòng máu tươi của vụ án lệ chi viên ngày ấy .
YOU ARE READING
thuyết minh về tác giả nguyễn trãi
Historical Fictionthuyết minh về tác giả nguyễn trãi