Đó là việc không bao giờ tôi có thể quên được. Tôi chỉ tới cửa hàng đó một lần duy nhất.
Tôi đến đúng vào lúc bác Itadori chuẩn bị đến chỗ khách hàng. Trong lúc cùng sánh bước đi bộ tới bãi đỗ xe phía sau cửa hàng, tôi đã thẳng thắn bộc bạch:
"Bác nhận cháu làm học trò có được không ạ?"
Bác Itadori không cười, cũng không hề ngạc nhiên, chỉ nhìn tôi bằng vẻ mặt điềm đạm. Sau đó, bác đặt chiếc cặp to tướng xuống đất, rút trong túi ra một quyển sổ tay nhỏ, ghi gì đó nên giấy rồi xé mẩu giấy ra đưa cho tôi.
Trên giấy có ghi tên một ngôi trường.
"Tôi chỉ là một người thợ lên dây bình thường, không đủ tư cách cách để nhận học trò đâu. Nếu thực sự cậu muốn học lên đây thì trường nghề này khá tốt đấy."
Vậy là sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đã thuyết phục gia đình rồi theo học ở ngôi trường này.
Tôi không biết gia đình mình, mọi người thấu hiểu cho tôi được đến đâu nhưng ở ngôi làng trong núi, nơi tôi sinh ra và lớn lên con cái chỉ được học đến cấp 2. Học hết chương trình giáo dục bắt buộc, tất cả đều xuống núi. Đó là số phận của những đứa trẻ sống trên núi
Dù cùng lớn lên trên núi nhưng cũng có người phù hợp, có người lại không hợp với cuộc sống tự lập một mình. Có những người theo học ở những ngôi trường lớn hay hòa được mình vào những chốn đông người nhưng cũng có những kể Dù thế nào đi nữa không thể hòa nhập được đành phải thu mình lại. Cứ thế, có những người sẽ lại quay về với núi vào một lúc nào đó, có kẻ thì xuôi theo dòng lưu lạc mãi nơi đất khách. Không thể đánh giá họ giỏi hay kém, dù ta không tự quyết định thì tới một lúc nào đó tao vẫn cứ phải đưa ra lựa chọn dẫu có người chọn trước kẻ chọn sau. Tôi đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với khu rừng và trở thành người lên dây dương cầm. Tôi không thể về với núi nữa.
Tôi chập chững những bước đi đầu đời. tôi vào trường chuyên dạy lên đây dương cầm ở Honshu* học 2 năm. Trong phòng học đơn giản thiết kế như một xưởng dương cầm, tôi dùng hai năm đó để nhớ những kỹ thuật áp dụng lên khi lên dây đàn. Một khóa có cả thảy 7 người.
(*honshu:Một trong 4 hòn đảo chính ở Nhật Bản,đông thời là trung tâm kinh tế của toàn Nhật Bản)
Từ sáng sớm tới tối mịt, tôi học hỏi các kỹ thuật lên dây. Lớp học ở một nơi giống nhà kho của xưởng mộc nên mùa hè rất nóng còn mùa đông lại lạnh buốt. Bọn tôi phải sửa chữa hoàn chỉnh cả dây đàn, còn phải quét sơn bên ngoài cho chúng nữa. Bài tập luôn luôn khó. Lắm lúc đeo theo tâm trạng u ám như thể bạn thân không có nổi nữa, tôi thức đến tận khuya để hoàn thành. Khu rừng đã nói với tôi, nếu hoang mang lạc lối thì không thể quay trở về. Phải chăng tôi đã lỡ sa chân rồi? Tôi đã nghĩ như vậy không biết bao nhiêu lần. Cỏ bụi vươn lên, xâm lấn trước mắt tôi đến tối tăm.Vậy nhưng, kỳ lạ thay tôi chẳng hề thấy ghét nó. Những chiếc đàn dương cầm tôi sửa, chẳng bao giờ gọi lên được mùi của khu rừng như nhưng tôi chẳng bao giờ có thể quên được. Chỉ dựa vào điều đó, khóa học kết thúc sau 2 năm. Tôi không biết chơi đàn dương cầm cũng không hẳn là người có nhạc cảm tốt. Nhưng tôi đã có thể chỉnh cho nốt La ở vị trí 49 đặt tầng số rung 440 héc. Chính vì thế, mặc dù vẫn chưa được tốt nhưng dần dần tôi cũng đã có thể chỉnh cho các âm giai hài hòa với nhau nên quãng thời gian 2 năm tưởng như rất ngắn nhưng cũng lại rất dài.
Sáu người bạn khác cũng tốt nghiệp êm đẹp cùng tôi. Tôi về thị trấn ven quê mình và xin việc ở một cửa hàng nhạc cụ. Chính là nơi cửa hàng bác Itadori đang làm việc. Số tôi thật may vì đúng lúc một nhân viên ở đó vừa nghỉ việc.
BẠN ĐANG ĐỌC
Người sửa đàn dương cầm
General Fiction"Tiếng đàn không cầu kỳ mà lặng lẽ, những hạt phân tử đó quá nhỏ bé, đến mức lắng sâu vào mọi ngõ ngách của tâm hồn. Tiếng đàn không mất đi mà còn đọng mãi. Và đâu đó, ta nghe thấy có tiếng gõ cửa trong lòng mình". Khoảnh khắc tiếng đàn dương cầm bỗ...