Khủng hoảng tài chính châu Á 1997

3.3K 3 0
                                    

Mục lục 1Nguyên nhân 1.1Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém 1.2Các dòng vốn nước ngoài kéo vào 1.3Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt 2Diễn biến 2.1Thái Lan 2.2Philippines 2.3Hong Kong 2.4Hàn Quốc 2.5Malaysia 2.6Indonesia 3Hậu quả 4Ý nghĩa 5Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng 5.1Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô 5.2Cải cách khu vực tài chính 5.3Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp 5.4Cải cách các thị trường 6Chú thích 7Liên kết ngoài 8Xem thêm

Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khủng hoảng tài chính châu Álà cuộckhủng hoảng tài chínhbắt đầu từtháng 7năm1997ởThái Lanrồi ảnh hưởng đến cácthị trường chứng khoán, trung tâmtiền tệlớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nướcchâu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi làKhủng hoảng tiền tệ châu Á.

Indonesia,Hàn QuốcvàThái Lanlà những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này.Hồng Kông,Malaysia,Lào,Philippinescũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. CònĐại lục Trung Hoa,Đài Loan,SingaporevàViệt Namkhông bị ảnh hưởng.Nhật Bảncũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.

Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước nhưNga,BrasilvàHoa Kỳ.

Nguyên nhân Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi làBộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Vào giữa thập niên 1990,Hàn Quốccó nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồngWon Hàn Quốckhông ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm chotài khoản vãng laicủa Hàn Quốc suy yếu vì giá hàngxuất khẩucủa Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sáchtự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.[1]

Năm1994,nhà kinh tếPaul Krugmancủa trườngđại học Princeton, (lúc đó còn ởMIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế Đông Á".[2]Ông ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động. Trong khi đó,năng suất tổng nhân tốlại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên. Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởngnăng suất tổng nhân tốkhông thôi, mà không cầnđầu tưvốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu của nó.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 23, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Khủng hoảng tài chính châu Á 1997Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ