TƯ TƯỞNG CỦA HITLER VÀ CỘI RỄ CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA

64 2 0
                                    

HITLERmuốn đặt tựa đề cho cuốn sách có nghĩa là Bốnnăm rưỡi tranh đấu chống lại những dối trá, ngu xuẩnvà hèn nhát, nhưng Max Amann, nhân viên quản trị cứngđầu trong ngành xuất bản của Quốc xã, người sẽ loviệc phát hành cho cuốn sách lại phản đối tiêu đềnày vì cho rằng nó quá nhàm chán và sẽ khiến cuốn sáchkhó bán hơn. Vậy là ông đã rút ngắn tên cuốn sách nàylại trở thành Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi).Amann cảm thấy thất vọng não nề về nội dung. Thoạttiên, ông đã hy vọng một câu chuyện cá nhân mà trongđó, Hitler kể lại bước đường tiến thủ từ mộtngười "công nhân" vô danh ở Vienna đến vị thế nổitiếng trên toàn thế giới. Nhưng như ta đã thấy, có rấtít phần tiểu sử trong cuốn sách này. Nhà quản trịkinh doanh ngành xuất bản của Quốc xã cũng mong có đủchi tiết nội tình của vụ bạo loạn ở nhà hàng bia,tấn kịch và trò nước đôi mà ông chắc chắn sẽ khiếncuốn sách thu hút người đọc. Nhưng Hitler quá khôn lanhvề điểm này, ông không muốn khơi lại đống tro tàntrong khi Đảng Quốc xã đang đi xuống. Không có mấy lờinói đến vụ bạo loạn bất thành trong Mein Kampf.Hitler viết ở cuối Tập 2: "Chẳng ích gì kể tộinhững người mà có lẽ tận đáy lòng đều tận tâm vớiđất nước, nhưng lại chưa hiểu được con đườngchung". Đối với người kém bao dung như Hitler, thái độnhư thế là hiếm hoi, đặc biệt là nếu xét qua chuyệngì sẽ xảy đến với Kahr và những người đã cản trởông. Có lẽ đó là sự biểu lộ sức mạnh của tinh thần– khả năng kiềm chế nhất thời vì lý do chiến thuật.Dù sao đi nữa, Hitler cũng chẳng trách cứ ai cả.

Tập đầu tiêndày khoảng 400 trang, được phát hành vào mùa thu 1925. Tậpnày được ghi giá 13 mác Đức (3 USD), gấp đôi giá phầnlớn cuốn sách được xuất bản ở Đức thời bấy giờ.Khởi đầu, sách không bán chạy. Amann khoe khoang rằng đãbán được 23.000 quyển trong năm đầu và con số này đangtiếp tục tăng lên, nhưng các phe phái chống Quốc xã đãtỏ ra hồ nghi về điều này.

Nhờ Đồng minhtịch thu được hồ sơ kê khai của Nhà xuất bản EherVerlag, doanh số bán ra thật sự của cuốn sách này mớiđược tiết lộ. Năm 1925, sách bán được 9.473 bản vàtrong 3 năm kế tiếp, doanh thu giảm dần theo từng năm.Năm 1929, số sách bán được tăng lên chút ít, rồi tăngthêm nữa dựa theo thế lực của Đảng Quốc xã: trên50.000 bản mỗi năm trong các năm từ 1930 đến 1931, rồinhảy vọt lên trên 90.000 bản vào năm 1932.

Tác quyền choHitler là một số tiền không nhỏ trong bảy năm đầu.Đây cũng chính là thu nhập chính yếu của ông từ năm1925. Nhưng chưa thấm vào đâu so với năm 1933, tức làthời điểm Hitler trở thành Thủ tướng. Trong năm đầusau khi lên nắm chính quyền, quyển Mein Kampf bánđược 1 triệu bản, tạo doanh thu 1 triệu mác Đức(khoảng 300.000 USD) với tác quyền từ 10% tăng lên 15%,khiến cho Hitler trở thành tác giả giàu có nhất tạiĐức, đồng thời nhờ đó, ông cũng lần đầu tiên trởthành triệu phú. Ngoại trừ Kinh Thánh, không cuốn sáchnào bán chạy đến vậy trong chế độ Quốc xã, khi mànhiều gia đình cảm thấy chẳng an tâm nếu không có mộtquyển trong nhà. Thậm chí cuốn sách này còn được dùnglàm quà tặng cho cô dâu chú rể trong ngày cưới, và gầnnhư tất cả học sinh đều nhận được một cuốn vàolễ tốt nghiệp dù cho chúng học trường nào. Tính đếnnăm 1940, tức là một năm sau khi Thế chiến II bùng nổ,6 triệu bản của cuốn sách này đã được bán ra trêntoàn nước Đức.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now