TỪnăm 1925 đến thời điểm bắt đầu thời kỳ suy thoáikinh tế vào năm 1929 chính là giai đoạn xuống dốc đốivới Adolf Hitler và phong trào Quốc xã, nhưng đó là thướcđo cho một mẫu người kiên trì, chẳng bao giờ mất hyvọng và sự tự tin. Dù cho có tố chất dễ bị kíchđộng, nhiều lúc trở nên cuồng loạn, Hitler vẫn đủnhẫn nại chờ đợi và đủ khôn ngoan để nhận ra rằnghoàn cảnh phồn vinh vật chất và thư giãn trên nướcĐức trong giai đoạn này không thuận lợi cho những mụcđích của ông.
Hitler tin rằngthời gian an bình sẽ không kéo dài. Ông cho rằng nướcĐức phụ thuộc chẳng những vào tiềm lực của riêngmình mà còn vào sức mạnh của người khác – nhất làcủa Mỹ, khi ấy đang đổ tiền vào để giúp Đức đượcphồn thịnh. Trong giai đoạn 1924-1930, Đức vay khoảng 7tỉ USD và phần lớn tiền vay là từ giới đầu tư Mỹ– những người thậm chí còn không nghĩ khả năng Đứccó thể trả tiền. Còn người Đức lại càng không nghĩđến việc này.
Chế độ Cộnghoà vay tiền để trả bồi thường chiến tranh và đểgia tăng dịch vụ xã hội hào phóng vốn là mô hình củathế giới. Các cấp bang, thành phố và thị trấn vay tiềnđể trang trải chẳng những cho các công trình cải tạomà còn cho việc xây dựng mới những sân bay, nhà hát,sân vận động và bể bơi xa xỉ. Sau khi xoá được nợnần nhờ lạm phát, nền công nghiệp vay hàng tỉ đểtrang bị lại máy móc và hợp lý hoá dây chuyền sảnxuất. Sản lượng công nghiệp trong năm 1923 giảm 55% sovới 1913, nhưng tăng lên 122% vào năm 1927. Lần đầu tiênsau chiến tranh, số người thất nghiệp thấp hơn 1 triệu– chỉ còn 650.000 người vào năm 1928. Cũng trong năm này,giá trị bán lẻ tăng 20% so với năm 1925, năm kế tiếpmức lương thực tế đạt cao hơn 10% so với bốn nămtrước. Giới hạ trung lưu – hàng triệu người có mứclương thấp mà Hitler nhắm đến để gây hậu thuẫn –cũng được hưởng lợi từ sự phồn vinh.
Tôi bắt đầulàm quen với nước Đức trong giai đoạn này. Tôi đượcphái đến Paris và thỉnh thoảng là đến London. Hai thủđô này gây ấn tượng đối với một người Mỹ trẻ,nhưng vẫn nhạt nhòa so với Berlin và Munich. Cả nướcĐức đang năng động làm việc. Cuộc sống xem chừngđược tự do hơn, hiện đại hơn, phấn khởi hơn là bấtcứ nơi nào tôi từng thấy. Không có nơi nào nghệ thuậthoặc đời sống tri thức được sinh động đến thế.Có những trường phái mới và tài năng mới trong Vănhọc, Hội hoạ, Kiến trúc, Âm nhạc và Kịch nghệ đươngđại. Và ở mọi nơi, giới trẻ được chú trọng. Giớitrẻ ngồi thâu đêm ở quán cà phê hoặc quầy bar lộnglẫy, họ tham dự trại hè, du lịch trên tàu hơi nước ởRhineland hoặc làm việc trong xưởng vẽ và trò chuyệnhuyên thuyên về cuộc đời. Họ thể hiện một thế hệmạnh khoẻ, không lo phiền, thích tung tăng ngoài ánh sángmặt trời và năng động để tận hưởng cuộc sốngtrong tự do toàn vẹn. Tinh thần Phổ thuở xưa có tínhcách đàn áp dường như đã tắt ngúm. Phần lớn ngườiĐức mà ta gặp – chính trị gia, nhà văn, biên tậpviên, nghệ sĩ, giáo sư, sinh viên, doanh nhân, lãnh đạonghiệp đoàn – đều tạo ấn tượng là những ngườidân chủ, phóng khoáng và yêu chuộng hoà bình.
Người ta ítkhi nghe nói đến Hitler hoặc Quốc xã trừ những lúc giễucợt – thường là liên quan đến vụ "Bạo loạn Nhàhàng Bia", gọi theo đặc ngữ thông dụng. Trong cuộctổng tuyển cử ngày 20 tháng 5 năm 1928, Đảng Quốc xãchỉ chiếm hơn chục ghế trong tổng số 491 ghế củaNghị viện. Các nhóm Quốc gia Bảo thủ thất bại nặngnề: từ 103 ghế còn lại 73. Ngược lại, Đảng Dân chủxã hội chiếm đến 153 ghế, đứng đầu trong Nghị viện.10 năm sau khi chấm dứt Thế chiến I, nền Cộng hoà Đứcđược xem như là đã trụ vững.
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
Ficción históricaNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...