BLOMBERG, FRITSCH, NEURATH VÀ SCHACHT THẤT THẾ

13 0 0
                                    


QUYẾTđịnh của Hitler về việc sử dụng vũ lực để chốnglại Áo và Tiệp Khắc – ngay cả khi nếu phải gây chiếnvới Anh và Pháp – rõ ràng là đã gây sốc cho Ngoạitrưởng Nam tước von Neurath, đến nỗi con người xuềxoà, dễ tự mãn và yếu đuối về đạo đức này cũngphải lên vài cơn đau tim.

Sau này, Neurathkhai trước Toà án Nuremberg:

"Tôi vô cùng bấn loạn dophát biểu của Hitler, bởi vì nó đảo ngược mọi chínhsách ngoại giao mà tôi đã theo đuổi một cách nhấtquán".

Trongtâm trạng như thế và sau khi trải qua vài cơn đau tim, 2ngày sau, Neurath tìm đến Tướng Tư lệnh Lục quân vonFristch và Tướng Tham mưu trưởng Lục quân Ludwig Beck, bànbạc với họ phải làm gì "nhằm khiến cho Hitler thayđổi ý định". Ấn tượng đối với Beck về sự dẫngiải của Hitler, theo lời Hossbach khi thông báo cho ông rõ,đó là "vỡ mộng". Họ đồng ý với nhau là trong kỳhẹn sau, Fritsch sẽ khuyên can Lãnh tụ lần nữa, chỉ rõcho ông hiểu những lý do quân sự khiến cho kế hoạchcủa ông khó thành công, trong khi Neurath sẽ tiếp nốibằng cách nhấn mạnh với Hitler về những nguy cơ chínhtrị. Về phía Beck, ngay lập tức ông bí mật viết ragiấy những lời lẽ công kích nặng nề các kế hoạchcủa Hitler. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sai lầmtai hại trong đầu óc và tư cách của một vị tướngđáng quý, người ban đầu đã hoan nghênh Quốc xã và saucùng là chống đối nhưng không thành.

Tướng vonFritsch gặp lại Hitler ngày 9 tháng 11 năm 1937. Không cóbiên bản cho buổi họp này, nhưng có thể đoán là vịTư lệnh Lục quân đã lặp lại những phản biện về kếhoạch của Hitler và dĩ nhiên là ông chẳng đạt đượcgì cả, Lãnh tụ không chịu được sự chống đối củacác tướng lĩnh cũng như vị Ngoại trưởng. Ông khôngmuốn gặp Neurath nên đã đi nghỉ mát dài ngày ởBerchtesgaden.

Mãi cho đếngiữa tháng 1 năm 1938, con người bệnh tật Neurath mới cóthể xin cái hẹn để gặp Lãnh tụ. Sau này, Neurath khaitrước Toà án Nuremberg:

"Vào hôm ấy, tôi cố gắngchỉ cho ông ấy thấy chính sách của ông sẽ dẫn đếnchiến tranh thế giới và rằng tôi không muốn can dự vàoviệc này... Tôi xin ông ấy xem xét đến sự nguy hiểmcủa chiến tranh và đến những lời cảnh báo nghiêm túccủa các tướng lĩnh... Khi ông ấy vẫn giữ lập trườngmặc cho mọi luận cứ của tôi, tôi đã nói rằng ông sẽphải đi tìm một Bộ trưởng Ngoại giao khác..."

Dùlúc đó Neurath chưa rõ, nhưng đấy đúng là điều màHitler đã quyết định. Trong vòng nửa tháng tới, Hitlersẽ ăn mừng tròn 5 năm lên cầm quyền và ông định đánhdấu ngày này bằng cách loại trừ mọi chống đối ởBộ Ngoại giao và Quân đội. Đó là 2 thành trì của nhóm"phản động" mà trong thâm tâm Hitler không tin cậy.Ông cảm thấy họ chẳng bao giờ chấp nhận hay thấuhiểu mình hoàn toàn. Như Blomberg, Fritsch và Neurath đã chothấy, họ là những người ngáng đường khi ông cố thựchiện tham vọng của mình. Họ sẽ phải theo Tiến sĩSchacht về vườn.

Đúng vậy,chuyên gia kinh tế khôn khéo, người lúc đầu hăng say vớichủ nghĩa Quốc xã và ủng hộ Hitler, đã thất thế.

Như ta đã thấy,Schacht đã cống hiến năng lực và thiên tài vào việcchi trả cho chương trình tái vũ trang nhanh chóng củaHitler. Ông nhào nặn ra nhiều mánh lới để huy độngtiền bạc cho Lục quân, Hải quân và Không quân cũng nhưchi trả cho các hoá đơn sản xuất vũ khí. Nhưng đi quágiới hạn này, quốc gia sẽ phá sản. Vào năm 1936, ôngtin rằng Đức đang tiến gần đến mức giới hạn ấy.Ông cảnh báo cho Hitler, Goering và Blomberg biết, nhưngkhông có kết quả.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now