CON ĐƯỜNG ĐẾN MUNICH

18 0 0
                                    


PHƯƠNGán Màu Lục là mật mã của kế hoạch tấn công bất ngờTiệp Khắc, do Thống chế von Blomberg soạn thảo và đượcHitler bổ sung chi tiết trong huấn từ cho tướng lĩnh vàongày 5 tháng 11 năm 1937. Trong những ngày này, Hitler nhắcnhở họ rằng "đòn đánh phủ lên đầu bọn Tiệp"phải "được thực hiện với tốc độ sấm sét" vàcó thể diễn ra "sớm nhất là năm 1938".

Việc thôn tínhÁo một cách dễ dàng khiến cho Phương án Màu Lục cótính khẩn trương: cần phải cập nhật và chuẩn bịthực hiện ngay từ bây giờ. Vì mục đích này mà Hitlercho triệu Keitel đến ngày 21 tháng 4 năm 1938. Ngày hômsau, Thiếu tá Rudolf Schmundt, tân tuỳ viên quân sự củaHitler, đã soạn bản tóm tắt để thảo luận gồm có 3phần: "phương diện chính trị", "kết luận về quânsự" và "tuyên truyền". Hồ sơ Phương án Màu Lụcđược quân Mỹ tịch thu nguyên vẹn ở Berchtesgaden vàbản tóm tắt buổi họp ngày 21 tháng 4 cũng có trong hồsơ này.

Hitler bác bỏviệc tấn công "mà không có nguyên nhân hoặc minh chứng"vì "dư luận thế giới thù địch có thể dẫn đếntình hình nguy kịch". Ông nghĩ đến phương án thứ hai:"Hành động sau một thời gian đàm phán chính trị đểdần dần đưa đến khủng hoảng và chiến tranh" làkhông thích hợp vì "phải loại bỏ những biện pháp anninh của Tiệp Khắc".

Rốt cuộc, Lãnhtụ thiên về phương án thứ ba: "Hành động sấm sétdựa trên một sự cố (ví dụ: việc ám sát một bộtrưởng Đức trong một cuộc biểu tình chống Đức)".Ta còn nhớ một "sự cố" như thế đã được trùđịnh để biện minh cho việc xâm lăng Áo, khi Papen bịchỉ định là nạn nhân của vụ ám sát. Trong thế giớicôn đồ của Hitler, thì việc hy sinh các nhà ngoại giaoĐức ở nước ngoài là hoàn toàn có thể.

Hitler nhấn mạnhvới Keitel về sự cần thiết phải hành động nhanhchóng:

"4 ngày đầu có tính quyếtđịnh về mặt chính trị. Nếu không đạt thành côngđáng kể về quân sự, chắc chắn châu Âu sẽ dấy lênkhủng hoảng. Chuyện đã rồi sẽ thuyết phục các cườngquốc là chẳng còn có hi vọng gì để can thiệp bằngquân sự nữa".

NướcCộng hoà Tiệp Khắc, mà bây giờ Hitler quyết chí tiêudiệt, được thành lập sau Thế chiến I từ các hoà ướcmà người Đức rất căm ghét. Được tách ra từ Đếquốc Habsburg cũ, Tiệp Khắc đã phát triển thành mộttrong những nước dân chủ và phồn thịnh nhất Trung Âu.

Nhưng vì cónhiều dân tộc khác nhau, ngay từ đầu Tiệp Khắc đã bịgiằng co bởi những vấn nạn nội bộ mà suốt 20 nămvẫn chưa thể giải quyết được. Đó là vấn nạn củanhững dân tộc thiểu số. Có 1 triệu người Hungary, nửatriệu người Ruthenia và 3 triệu rưỡi người ĐứcSudeten. Các dân tộc này tha thiết với "đất mẹ" củahọ, lần lượt là Hungary, Nga và Đức, tuy rằng ngườiĐức ở Sudetenland chưa bao giờ thuộc về Đế chế Đức(ngoại trừ xưa kia là một phần của Đế quốc La MãThần thánh) mà chỉ thuộc về Áo. Nói chung, các dân tộcnày đòi hỏi có thêm quyền tự trị.

Ngay cả ngườiSlovak, chiếm ¼ trong số 10 triệu người Tiệp Khắc, cũngmuốn được phần nào tự trị. Hai nhóm Slovak và Séc dicư sang Mỹ đã ký hiệp định cho người Slovak quyền lậpChính phủ, Nghị viện và Toà án riêng. Nhưng Chính phủở Prague không cảm thấy bị bắt buộc phải tuân thủhiệp định này.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now