TRONGvòng 10 ngày sau khi đặt bút ký vào Hiệp ước Munich, khimà Quân đội Đức chưa chiếm đóng xong Sudetenland thìAdolf Hitler đã gửi một văn bản tối mật đến TướngKeitel – Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực:
Cần có tăng viện như thế nào trong tình hình hiện tại để đập tan tất cả chống đối của Tiệp Khắc ở Bohemia và Moravia?
Cần thời gian bao lâu để tập kết lại hoặc điều động lực lượng mới?
Cần thời gian bao lâu cho cùng mục đích nếu thực hiện sau những biện pháp giải giới và đưa quân quay lại?
Cần thời gian bao lâu để có tình trạng sẵn sàng tác chiến như trong ngày 1 tháng 10?
Ngày11 tháng 10, Keitel gửi một bức điện ghi các câu trảlời chi tiết. Không cần nhiều thời gian và quân tăngviện. Trong vùng Sudetenland có sẵn 24 sư đoàn, kể cả 3sư đoàn thiết giáp và 4 sư đoàn cơ giới. Tóm lại:
"Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực tin rằng có thể bắt đầu hành quân mà không cầntăng viện, xét theo biểu hiện chống trả yếu ớt củaTiệp Khắc".
Đượctrấn an như thế, 10 ngày sau Hitler chỉ thị cho các cấpchỉ huy quân sự.
TỐI MẬT
Berlin, ngày 21 tháng 10 năm1938
Tôi sẽ vạch ra những côngtác trong tương lai cho Quân lực và việc chuẩn bị tiếnhành chiến tranh từ những công tác này.
Cho đến khi chỉ thị nàycó hiệu lực, Quân lực phải chuẩn bị để lúc nàocũng sẵn sàng cho những tình huống sau:
Củng cố các vùng biên giới của Đức.
Trừ khử phần còn lại của Tiệp Khắc.
Chiếm lấy huyện Memel.
Memellà một cảng bên bờ biển Baltic với khoảng 40.000 dân,bị Hoà ước Versailles cắt ra từ Đức để trao choLithuania. Vì Lithuania nhỏ và yếu hơn Áo và Tiệp Khắc,việc chiếm lại Memel không phải là vấn đề đối vớiQuân đội Đức, nên trong chỉ thị này Hitler chỉ ghi làsẽ "sáp nhập". Còn đối với Tiệp Khắc:
"Phải đập tan bất cứlúc nào phần còn lại của Tiệp Khắc nếu họ có chínhsách thù địch với Đức.
Việc chuẩn bị của Quânlực... sẽ nhỏ hơn nhiều so với 'Phương án Màu Lục',tuy nhiên, phải đảm bảo ở trong tình trạng chuẩn bịsẵn sàng cao hơn vì đã dẹp bỏ các biện pháp huy độngtheo kế hoạch... Mục đích là chiếm đóng nhanh chóngBohemia cùng Moravia, đồng thời cắt đứt Slovakia".
Nhưngdĩ nhiên là vẫn có thể cắt đứt Slovakia bằng biệnpháp chính trị, vì thế nên không cần đến Quân đội.Bộ Ngoại giao sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, Ribbentrop đãthúc giục Hungary vào chia phần ở Slovakia. Nhưng Đức lạicó kế hoạch khác. Tiệp Khắc đã cho Slovakia quyền tựtrị rộng rãi. Về lâu dài, phía Đức thấy Slovakia khiđộc lập sẽ trở nên yếu kém về mặt thể chế, Hiếnpháp và dễ hơn cho Đức xâm nhập vào phía Đông.
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
Tarihi KurguNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...