ĐẾN LƯỢT BA LAN

30 1 0
                                    

NGÀY24 tháng 10 năm 1938, không đầy 1 tháng sau Hiệp ướcMunich, Ribbentrop mời Józef Lipski, Đại sứ Ba Lan tại Đứcdùng bữa trưa kéo dài 3 giờ đồng hồ. Một bản ghi nhớcủa Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh bữa ăn diễn ra"trong không khí rất thân thiện".

Tuy thế,Ribbentrop không để mất thời giờ đi vào vấn đề. Ôngnói đã đến lúc Ba Lan và Đức đi đến thoả thuậnchung. Trước tiên chúng ta cần nói về Danzig ở Ba Lan.Phải "giao trả" miền này cho Đức. Hơn nữa, Đứcmuốn xây một đường cao tốc và một tuyến đường sắtcó 2 đường ray xuyên qua Hành lang Ba Lan để nối vớiDanzig và Đông Phổ. Cả 2 đều sẽ có quyền ngoài lãnhthổ.Cuối cùng, Hitler mong mỏi Ba Lan gia nhập Hiệp ước chốngĐệ tam Quốc tế Cộng sản để cùng nhau chống lạiLiên Xô. Để đáp lại những nhượng bộ này, Đức sẽsẵn lòng gia hạn Hiệp ước Ba Lan-Đức từ 10 đến 20năm và đảm bảo biên giới cho Ba Lan.

Ribbentrop nhấnmạnh rằng mình sẽ giữ kín việc thảo luận về nhữngvấn đề này, đồng thời đề nghị Lipski báo cáo vớiNgoại trưởng Beck "bằng miệng – bởi vì có nguy cơrò rỉ thông tin, nhất là cho phía báo chí". Lipski hứasẽ báo cáo về Warsaw nhưng cảnh báo Ribbentrop rằng mìnhkhông thấy "khả năng" giao trả Danzig cho Đức. Ôngcòn nhắc đến 2 sự kiện – 5 tháng 11 năm 1937 và 14tháng 1 năm 1938 – khi Hitler đích thân trấn an người BaLan rằng mình không ủng hộ bất kỳ thay đổi nào trongQuy chế Danzig. Ribbentrop trả lời lúc này ông không cócâu trả lời, nhưng khuyên bên Ba Lan nên "suy nghĩ vềđiều này".

Ngày 19 tháng 11năm 1938, Ribbentrop và Lipski gặp lại nhau. Ba Lan khôngthuận theo các đòi hỏi của Đức, nhưng sẵn lòng thaythế sự đảm bảo của Hội Quốc liên cho Danzig bằngmột hiệp định Đức-Ba Lan về Quy chế Thành phố Tựdo. Bản ghi nhớ của Beck gửi Ribbentrop ghi:

"Bất kỳ giải pháp nàokhác, đặc biệt là bất kỳ động thái nào nhằm sápnhập Thành phố Tự do vào Đế chế, sẽ không tránh khỏidẫn đến xung đột."

Ribbentroptrả lời rằng "cảm thấy tiếc về quan điểm củaBeck" và đề nghị phía Ba Lan nên "xem xét nghiêm túcnhững đề xuất của phía Đức".

Hitler có phảnứng mạnh bạo hơn. Ngày 24 tháng 11 năm 1938, 5 ngày saubuổi gặp gỡ của Ribbentrop và Lipski, ông gửi một chỉthị đến các tư lệnh quân chủng.

TỐI MẬT

Lãnh tụ chỉ thị: Ngoài babiện pháp dự phòng theo chỉ thị ngày 21 tháng 10 năm1938,cũng cần chuẩn bị điều quân Đức đến chiếm đóngbang Tự do Danzig một cách bất ngờ.

Phải tiến hành chuẩn bịdựa trên cơ sở sau: Điều kiện là việc chiếm đóng cóhình thức gần giống như một cuộc Cách mạng, khai tháctình hình thuận lợi về chính trị, không phải là chiếntranh chống Ba Lan...

Các đơn vị được sửdụng cho mục đích này phải khác với các đơn vị sẽchiếm Memel, sao cho nếu cần thiết, sẽ chiếm đóng 2 nơicùng một lúc. Hải quân sẽ hỗ trợ Lục quân bằng cáchtấn công từ ngoài biển... Phải nộp kế hoạch của cácquân chủng vào ngày 10 tháng 1 năm 1939.

DùBeck đã cảnh cáo rằng bất kỳ động thái nào nhằmchiếm Danzig sẽ "không tránh khỏi" dẫn đến xung đột,nhưng lúc đó, Hitler vẫn tin rằng có thể làm việc nàymà không gây ra chiến tranh. Đảng Quốc xã địa phươngđang kiểm soát Danzig và giống như người Đức Sudeten,họ nhận lệnh từ Berlin. Sẽ không phải khó khăn đểtạo ra tình trạng "có vẻ như là Cách mạng" ở đấy.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now