KẾhoạch xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy mang cái tên vô thưởngvô phạt là "Tập trận Weser". Nguồn gốc và việctriển khai kế hoạch này có tính độc đáo và khônggiống như những chiến dịch tấn công khác của Đức đãtừng được kể trong cuốn sách này. Đầu tiên, việcnày không phải do Hitler chủ trương như những chiến dịchquân sự khác. Mà đây là cuộc tấn công duy nhất củaĐức mà Hải quân Đức đóng vai trò quyết định. Đócũng là chiến dịch duy nhất mà Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực lập kế hoạch hành quân và phối hợp ba quân chủng.Thực tế là: Tư lệnh Lục quân và bộ tham mưu củaHitler không hề được tham khảo ý kiến, họ cảm thấybất mãn và Goering chỉ được biết vào phút cuối –thái độ xem thường này làm cho vị Tư lệnh Không quânnổi giận.
Hải quân Đứcđã dòm ngó phía Bắc từ lâu. Đức không có lối thôngthương trực tiếp ra đại dương, đó là thực tế địalý khiến cho các sĩ quan Đức luôn ưu tư trong Thế chiếnI. Một mạng lưới chặt chẽ của Anh gồm thuỷ lôi vàtàu tuần tiễu giăng ngang biển Bắc nhỏ hẹp – từquần đảo Shetland đến bờ biển Na Uy – nhốt giữ Hảiquân Đế quốc Đức, khiến cho tàu ngầm Đức không thểtiến ra Bắc Đại Tây Dương, đồng thời đội thươngthuyền Đức cũng không thể ra khơi. Hạm đội Đứckhông bao giờ ra được đến đại dương. Đế quốc Đứcđã bị cuộc phong toả của Hải quân Anh bóp nghẹt trongThế chiến I.
Giữa hai cuộcchiến, một số sĩ quan Hải quân Đức chỉ huy một hạmđội khiêm tốn nhận thức được tình trạng này, rồiđi đến kết luận rằng trong cuộc chiến tương lai vớiAnh, Đức phải cố lập căn cứ hải quân ở Na Uy nhằmphá vỡ sự phong toả của Anh trên biển Bắc, mở đườngcho tàu chiến và tàu ngầm của Đức thông thương ra đạidương, lật ngược thế cờ nhằm lập vành đai phong toảxung quanh nước Anh.
Vì thế chẳngcó gì ngạc nhiên khi Đô đốc Rolf Carls, nhân vật số Batrong Hải quân Đứcvà là người có tính cách cứng cỏi, luôn nhắc nhởThuỷ sư Đô đốc Raeder về tầm quan trọng của Na Uy đốivới Hải quân Đức. Raeder đã khai việc này ở Toà ánNuremberg cùng với tập hồ sơ "Tầm quan trọng của việcĐức chiếm bờ biển Na Uy". Raeder không cần chờ phảibị thúc giục lâu. Ngày 3 tháng 10, vào lúc kết thúcchiến dịch Ba Lan, ông gửi 1 bản câu hỏi mật cho BộTư lệnh Hải quân để nhận ý kiến về khả năng chiếm"các căn cứ ở Na Uy dưới sức ép kết hợp của Ngavà Đức." Ribbentrop được tham khảo về quan điểm củaNga và trả lời rằng "có thể trông mong sự hỗ trợsâu rộng" từ nguồn ấy. Raeder nói với nhân viên củaông rằng phải thông báo cho Hitler càng sớm càng tốt về"những khả năng".
Ngày 10 tháng 10năm 1939 (cùng ngày Hitler ban hành Chỉ thị số 8 để đánhHà Lan và Bỉ), Raeder trình kế hoạch của Hải quân choHitler. Và rồi vì bận tâm với kế hoạch đánh phía Tây,Hitler đã quên bẵng Na Uy. Nhưng 2 tháng sau, vấn đề nàyđã quay trở lại – vì 3 lý do.
Một lý do làthời tiết. Đức phụ thuộc nhiều vào quặng sắt củaThuỵ Điển – khoảng – 11 triệu tấn trong số 15 triệutấn tiêu thụ hằng năm. Trong mùa hè, quặng sắt nàyđược vận chuyển ngang qua biển Baltic mà không có vấnđề gì, vì tàu lớn của Hải quân Anh không thể vàobiển Baltic được. Trong mùa đông, vì Biển Baltic đóngbăng, quặng sắt phải được chở bằng xe lửa đếncảng Narvik của Na Uy rồi được đưa xuống tàu chở đếnĐức. Hầu như suốt cuộc hành trình, tàu chở quặng củaĐức đi trong hải phận của Na Uy và do đó tránh đượctàu và máy bay của Anh bắn phá.
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
HistoryczneNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...