VÀOđầu mùa thu 1941, Hitler tin rằng Liên Xô đã bị đánhgục. Chỉ trong vòng 3 tuần từ ngày mở chiến dịch, Tậpđoàn quân Trung tâm của Thống chế von Bock, gồm 30 sưđoàn bộ binh và 15 sư đoàn thiết giáp hoặc cơ giới,đã tiến được hơn 700 km từ Bialystock ở Đông Bắc BaLan đến Smolensk thuộc vùng Trung Tây nước Nga. Moscow chỉcòn cách 320 km về phía Đông, ở cuối con đường màNapoléon đã đi qua năm 1812.
Trên mặt trậnmiền Bắc, Tập đoàn quân của Thống chế von Leeb, gồm21 sư đoàn bộ binh và 6 sư đoàn thiết giáp, tiến nhanhqua các nước vùng Baltic hướng đến thành phố Leningrad.
Trên mặt trậnmiền Nam, Tập đoàn quân của Thống chế von Rundstedt gồm25 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn cơ giới, 4 sư đoàn quânsơn cước và 5 sư đoàn thiết giáp tiến về sông Dnieprvà thành phố Kiev, thủ phủ của vùng đất màu mỡUkraine mà Hitler thèm muốn.
Thế là "theođúng kế hoạch", như thông cáo của Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực cho biết, quân Đức đã tiến theo trậntuyến rộng 1.600 km từ biển Baltic đến biển Đen, rồihết Đại quân đoàn này đến Đại quân đoàn khác củaLiên Xô bị bao vây hoặc tan rã.Chỉ 3 tuần sau khi tiến công, Hitler tỏ ra tự tin đếnnỗi vào ngày 14 tháng 7, ông ban hành chỉ thị cho biếtcó thể giảm sức mạnh của Quân đội "một cách đángkể trong tương lai gần" và việc sản xuất vũ khí cóthể tập trung vào tàu chiến cho Hải quân và máy bay choKhông quân – đặc biệt là Không quân, để tiến hànhcuộc chiến với kẻ thù cuối cùng còn sót lại – Anhquốc và để chống Mỹ nếu cần. Đến cuối tháng Chín,ông ra lệnh chuẩn bị giải giới 40 sư đoàn bộ binh đểcó thêm nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp.
Đối vớiHitler, xem như Đức sắp chiếm được 2 thành phố lớnnhất của Liên Xô: Leningrad, mà Pyotr Đại đế đã xâydựng làm thủ đô bên bờ biển Baltic và Moscow, thủ đôBolshevik hiện giờ. Ngày 18 tháng 9, Hitler ra chỉ thịnghiêm ngặt: Không chấp nhận cho Leningrad hoặc Moscow đầuhàng, ngay cả nếu họ xin hàng.
Chỉ thị ngày29 tháng 9 nêu rõ hơn:
Lãnh tụ đã quyết địnhsan bằng Sankt-Peterburg [Leningrad]. Sự tồn tại củathành phố lớn này là không đáng quan tâm một khi LiênXô sụp đổ...
Ý định là bao vây thànhphố rồi san thành bình địa bằng pháo binh và không kíchliên tục...
Phải từ chối việc bàngiao thành phố, vì ta không thể và không nên giảiquyết vấn đề sinh sống của cư dân và cung cấp thựcphẩm cho họ. Trong cuộc chiến sống còn này, ta khôngquan tâm đến việc duy trì dù là một phần cư dân củathành phố lớn ấy.
Ngày3 tháng 10, Hitler trở về Berlin và tuyên cáo với dân Đức:
"Ngày hôm nay, tôi sẽtuyên bố mà không ngần ngại rằng kẻ thù ở phía Đôngđã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên đượcnữa..."
Ngày8 tháng 10, khi thị trấn Orel phía Nam Moscow thất thủ,Hitler phái Tuỳ viên Báo chí Otto Dietrich, bay về Berlin đểloan tin với phóng viên của các báo hàng đầu thế giớirằng những đoàn quân còn lại của Liên Xô, dưới quyềnchỉ huy của Nguyên soái Timoshenko phòng thủ Moscow, đangbị kẹp giữa 2 gọng kìm của Đức bên ngoài thủ đô,rằng ở miền Nam những đoàn quân của Nguyên soáiBudenny đã bị tan rã, và rằng 60 đến 70 sư đoàn củaNguyên soái Voroshilov bị bao vây ở Leningrad.
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
HistoryczneNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...