NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA

6 0 0
                                    


HITLERđã định rời Berlin vào ngày 20 tháng 4, vào sinh nhậtthứ 56 của mình, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộcchiến từ nơi này. Phần lớn nhân viên các bộ đã ditản về phía Nam trên những xe tải chất đầy tài liệu,nhiều quan chức khác cũng hối hả tìm cách rời Berlin.10 ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lýcủa mình đi Obersalzberg để dọn đường cho ông ta tớingôi biệt thự Berghof.

Tuy nhiên, địnhmệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơinghỉ dưỡng mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơnlà ông dự tính. Quân Mỹ và Liên Xô đang tiến nhanh đếnmột giao lộ bên bờ sông Elbe. Quân Anh-Canada đang đếnsát Hamburg và Bremen, chuẩn bị cắt rời nước Đức khỏiĐan Mạch. Ở Ý, Đồng minh đã chiếm được Bologna vàđang tiến đến thung lũng Po. Sau khi chiếm được Viennavào ngày 13 tháng 4, quân Liên Xô tiến lên sông Danube, cònĐại Quân đoàn Thứ Ba của Mỹ đang tiến xuống dọccon sông này để bắt tay với quân Liên Xô tại sinh quánLinz của Hitler. Ở Berlin, người ta đã nghe tiếng đạipháo của Liên Xô. Bá tước Schwerin von Krosigk, vị Bộtrưởng Tài chính non nớt, nhận xét: "Có vẻ như nhândân ta sẽ phải đối mặt với số phận đen tối nhất."

Hitler đã rờitổng hành dinh của mình ở Đông Phổ lần cuối cùngngày 20 tháng 11 năm 1944 khi quân Liên Xô đang tiến gần,rồi đi về Berlin. Đến ngày 10 tháng 12, ông đi đếntổng hành dinh miền Tây gần Bad Nauheim để chỉ huy cuộcphản công ở vùng Ardennes. Sau khi chiến dịch này thấtbại, Hitler trở về Berlin ngày 16 tháng 1 năm 1945, nơi ôngsẽ trụ lại cho đến phút cuối, chỉ đạo các đoànquân đang vỡ vụn từ boong-kesâu 17 m phía dưới Phủ Thủ tướng, với những bứctường cẩm thạch hoa mỹ giờ đã tan nát vì bom củaĐồng minh.

Thể chấtHitler đang suy sụp nhanh chóng. Một Đại uý trẻ gặp ônglần đầu tiên trong tháng 2 năm 1945 kể lại:

"Đầu ông khẽ lắc lư.Cánh tay trái thõng xuống, bàn tay run lẩy bẩy. Đôi mắtloé lên ánh gì đấy khó diễn tả, bất bình thường vàkhiến người ta phải kinh sợ. Khuôn mặt và quầng mắtkhiến ta nhận ra ông đã hoàn toàn kiệt sức. Tất cảcử động của ông giống hệt như một người lão suy."

Kểtừ vụ mưu sát ngày 20 tháng 7 năm 1944, Hitler chẳng còntin ai nữa, ngay cả những Đảng viên trung kiên. Tháng 3năm 1945, ông càu nhàu với nhóm nữ thư ký: "Mọi phíađều dối trá với tôi."

"Tôi chẳng còn có thểtrông cậy vào ai nữa. Tất cả bọn họ đều phản bộitôi. Toàn thể vụ việc khiến cho tôi kinh tởm... Nếutôi có mệnh hệ gì, thì nước Đức sẽ không có nhàlãnh đạo. Tôi không có người kế nhiệm. Hess đã điênkhùng, Goering đánh mất niềm tin của dân chúng, Himmler bịĐảng khước từ – hơn nữa ông ta hoàn toàn thiếu tếnhị... Hãy nặn óc nói cho tôi biết ai sẽ là người kếnhiệm tôi..."

Ngườita hẳn nghĩ rằng đến thời khắc này của lịch sử,vấn đề kế nhiệm là thiếu thực tế, nhưng không –không đúng trên đất nước Quốc xã điên điên gàn gànnày. Cả Lãnh tụ và những ứng viên hàng đầu sẽ tiếpnhiệm ông ta đều có nỗi ám ảnh như thế.

Dù cho thể chấtcủa Hitler đã suy kiệt, nhưng ông ta và vài thủ hạcuồng tín nhất, đặc biệt là Goebbels, đều vin vào niềmhy vọng sẽ được cứu nguy vào phút chót bằng một phépmàu nhiệm.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now