CÁC THỜI ĐẠI MĨ THUẬT THẾ GIỚI

4.1K 3 2
                                    

Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Mĩ thuật xuất hiện ngay từ khi con người có mặt trên trái đất. Mĩ thuật ra đời từ thời sơ khai, con người trong thời nguyên thuỷ, vẫn còn ăn hang, ở lỗ, săn bắn và hái lượm. Lịch sử Mĩ thuật cùng với lịch sử thế giới trải qua các thời kì phát triển và các giai đoạn lắng đọng hay tàn lụi.


Mĩ thuật thời Nguyên Thuỷ

Ở thời kì này, công cụ sản xuất thô sơ, đời sống săn bắt hái lượm, Xã hội chưa phân chia giai cấp, cuộc sống bầy đàn chế độ mẫu hệ. Các vết tích Mỹ thuật nguyên thủy tìm thấy ở Nam Âu, Châu Á, Châu Phi. Mỹ thuật ở thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa, điêu khắc, kiến trúc và mang các tính chất sau: Nghệ thuật hang động, Chủ yếu là tả thực, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống xung quanh. Giả thiết có nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống: do lao động, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng ma thuật hay để giải trí. Thường là các hình vẽ thú vật (bò, ngựa, hươu...) trên thành và trần hang động và chân thực, hình khắc trên đất sét rồi đắp lên thành hang. Hình người sinh hoạt nhưng sơ lược, khái quát. Dùng màu sắc tự nhiên. Ví dụ: hình đàn ngựa rừng trong hang Latco.v.v.

Điêu khắc chủ yếu là hình người, đặc biệt miêu tả người phụ nữ, mang ý nghĩa phồn thực, nhấn mạnh những đặc điểm giới tính, bằng các tượng tròn, phù điêu trên đá. Ví dụ: tượng vệ nữ Wilendoff

Mĩ thuật thời Ai Cập Cổ Đại

Ai Cập cổ đại hình thành trên bờ Nam dòng sông Nile từ năm 5000 trước Công Nguyên cho đến năm 300 sau Công Nguyên, nhưng nền Mỹ thụât Ai Cập cổ đại hãy được nhắc đến được hình thành trong giai đọan triều đại Pharoah thứ 2 và thứ 3. Mỹ thuật Ai Cập là nền Mỹ thuật cổ xưa nhất được tiếp nối ngày hôm nay - những người Hy Lạp là học trò của người Ai Cập, mà nền mỹ thuật Hy Lạp cổ đại lại là tổ tiên của nền Mỹ thuật Châu Âu.

Nền Mỹ thuật Ai Cập cổ đại bao gồm các nghệ thuật làm gốm sứ, trạm khắc, sơn tranh và kiến trúc. Kỹ thuật của người Ai Cập tinh xảo, chi tiết và có tính biểu trưng cao. Phần lớn các tác phẩm còn đến nay đều là từ các lăng mộ - đó là vì đối với người Ai Cập, hội họa có mối quan hệ mật thiết phục vụ tín ngưỡng.

Bức tranh thực sự trên giấy chỉ xuất hiện khi người Ai Cập cổ đại quyết định làm sách "hướng dẫn người chết sống lại để tiếp tục kiếp sau". Các học giả phương Tây gọi đó là "Tử thư" hay "Sách của người chết" (Book of the Dead-Livre des morts) đúng ra, căn chuẩn tiếng Ai Cập cổ, tên sách phải là "Từ cái chết bước ra ban ngày" (theo Nhật Chiêu- Câu chuyện văn chương phương Đông- Nxb Giáo Dục 1998). Vì mê tín, người Ai Cập cổ đại tin rằng chết chưa phải là hết, mà là chuẩn bị chuyển sang kiếp sống khác. Muốn cho việc chuyển kiếp được trót lọt thì phải bảo quản tốt thi hài- do đó mà có tục ướp xác. Chu đáo hơn, người ta còn bỏ vào quan tài những cuốn cẩm nang hướng dẫn cho người chết để sang kiếp sau, người chết có thể ra khỏi bóng tối địa ngục, vượt sa mạc mênh mông, tránh được các quái vật, tìm đúng cửa công đường của thần Osiris- vua của địa ngục.

Tiếp đó người chết phải biện minh công- tội trước Osiris và 42 vị phán quan (đại diện cho 42 quận cổ của Ai Cập). Trái tim của người chết sẽ được Anubis- vị thần chuyên ướp xác có đầu chó rừng đem cân. Oái oăm thay, "quả cân" lại là một chiếc lông chim đà điểu nhẹ bay do nữ thần công minh, chính trực Maat điều khiển. Thăng bằng tức là thiện- người tốt sẽ bất tử và sống hạnh phúc. Lệch tức là ác- kẻ xấu sẽ lập tức bị hung thần Sobek đầu cá sấu nuốt chửng.

LSMTTGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ