Sông Hương

721 103 23
                                    


Vĩ Dạ là một khu rất yên tĩnh ở vùng sông Hương Núi ngự. Chiều đến thả thuyền từ bến Ðông Hà theo dòng sông đi xuôi xuống phía dưới, vượt qua cù lao Bộc Thanh, lữ khách sẽ nghe tiếng ồn ào ở trong chợ, ở trên cầu, tiếng còi ô tô, tiếng nhạc xe kéo dần dần một lúc xa, rồi bỗng có cái cảm giác vừa rời chốn thị thành huyên náo mà đi tới một nơi thôn quê tịch mịch.

Ðối diện với đầu mỏm cù lao ấy là xóm Vĩ Dạ. Mấy tháng trước, hai vợ chồng một người Bắc đưa nhau đến xóm ấy thuê nhà ở. Gia nhân duy có một tên đầy tớ. Ðồ đạc chỉ trơ trọi một cái giường, một cái bàn và bôn cái ghế. Ðến như sự giao dư thì vợ chồng nhà ấy ít lắm, chẳng mấy khi có người quen thuộc đến chơi.

Những người láng giềng thường thì thào bảo nhau, vợ chồng nhà ấy đến ở đây làm gì? Có người tò mò hỏi anh đầy tới thì cũng chỉ biết rằng, ông khách lạ ấy đậu cử nhân luật, trước làm nghề viết báo và soạn sách ở Hà Nội.

Cái nhà hai vợ chồng người ấy thuê tuy nhỏ và không gác nhưng có vườn rộng bao bọc chung quanh. Chiều chiều mặt trời tà tà, phản chiếu ánh sáng màu vàng vào lá cây và gió thổi rì rào trong đám lá thông xanh tươi xen lẫn với những cành xoan đầy hoa tím nhạt, càng làm tăng vẻ bí ẩn và khiến ai qua lại trông vào tưởng đó là một cái vườn bỏ hoang. Vì cổng trước, cổng sau thường thấy đóng cửa.




××××××




Thực vậy, thuê cái nhà ấy, Tại Hưởng chỉ muốn lánh cuộc đời phiền phức để cùng người yêu được hoàn toàn hưởng hạnh phúc ái tình. Vì thế chàng mới đưa bạn vào tận Huế tìm đến ở một xóm hẻo lánh quạnh hiu.

Từ ngày ở Pháp về, và ngắm xã hội nội địa, từ những tục lệ bó buộc cho chí cách sinh hoạt khuôn sáo, chàng lấy làm khó chịu, tiếc cái thời kỳ ở Paris.

Ở đấy, Tại Hưởng đã tiêm nhiễm những cử chỉ khoáng đạt, những tư tưởng khoáng đạt, khiến chàng lúc nào cũng được khoan khoái dễ chịu, và chẳng cần phiền lụy đến ai, chẳng bị ai làm phiền lụy đến mình.

Một hôm, tình cờ chàng gặp Chính Quốc, cựu nam sinh viên trường Sư phạm, một trang tân tiến, cực kỳ hoàn mỹ, đã nổi tiếng lãng mạn khắp Hà Thành.

Rồi hai người cùng nhau lăn lóc trong cõi tình. Rồi không những Tại Hưởng không được nhà cho phép cùng người yêu kết hôn, mà lại còn bị anh em bạn bè và những người quen thuộc chế giễu, khinh bỉ.

Nghe những lời bình phẩm, chàng chỉ cười. Vì thực ra, chàng chẳng cần gì tiền tài, chẳng cần gì tứ đức tam tòng. Chàng cho những cái đó không có liên quan đến ái tình, không có dính dáng đến hạnh phúc.

Yêu là yêu chứ không là gì khác nữa. Nhưng cứ bị dư luận eo hẹp rầy rà mãi, chàng cũng khó chịu.

Một ngày kia, bỗng vắng mặt bóng Tại Hưởng và Chính Quốc ở các phố Hà Nội. Hai người đã đưa nhau đi ẩn, hay nói cho đúng là đi tìm một khung cảnh thích hợp với chuyện ái tình. Cảnh ấy là sông Hương.




××××××




Trong tháng đầu, cái nhà ở bến Vĩ Dạ chỉ là một tổ uyên ương. Hai người con trai không lúc nào sống rời xa nhau, khi cùng nhau đọc sách dưới ánh đèn, khi cùng ngồi ở bực gạch ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Hương, hay đi chơi thuyền trên làn nước trong xanh, yên lặng, êm đềm và uyển chuyển.



_______________ Hết _______________


[taekook] hương vụnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ