Tập 2: Chương 9:

66 3 0
                                    

Hàng liễu biếc thinh lặng dưới nắng, trời xanh mây trắng gió không qua.

Một chiều đầu hạ, ánh mặt trời chói chang đổ xuống nhân gian, tạo nên những bóng cây loang lổ, thi thoảng mới có một vài cơn gió mát, xua tan đi cái nóng ngày hè.

Sau cửa Tây thành chính là chợ Tây Hoa, chỗ náo nhiệt tấp nập nhất trong thành. Đây vốn là nơi tập trung buôn bán, cửa hàng cửa hiệu phồn thịnh sầm uất, nhưng mấy năm trước từ khi cái vị Quách gia đặt chân đến huyện Tây Hoa, việc buôn bán nơi phố chợ ngày một tiêu điều, trên gương mặt những thương lái, tiểu thương chẳng khi nào hiện lên nét cười.

Nguyên do trong đó đương nhiên mọi người rất rõ ràng, nhưng ai nầy đều như "thằng câm ngậm thuốc đắng... có nỗi khổ cũng chẳng thốt được ra lời".

Nhưng mấy ngày nay lại không giống thế, cứ quá ngọ mỗi ngày, khu chợ này lại đông nghẹt người, cơ hồ toàn thành Tây Hoa đều tập trung nơi đây, có thể nói là người người chen vai thích cánh, chật như nêm cối.

Là đại sự gì mà lại có thể khiến dân chúng toàn thành chú ý như vậy?

Nói thật thì, ở đây cũng chẳng có chuyện đại sự gì xảy ra, chẳng qua chính là năm ngày trước đột nhiên có một vị tiên sinh giảng chuyện đến đây, cứ quá ngọ hằng ngày liền tới chợ dựng bàn kể chuyện.

Chỉ là, vị tiên sinh giảng chuyện này lại có chút kỳ lạ.

Những người giảng chuyện bình thường, tuổi đời ít nhất cũng "tam thập nhi lập[1]", mà vị "tiên sinh" này, tuổi còn chưa quá nhược quán[2], nhiều lắm cũng chỉ mười sáu, mười bảy tuổi.

[1] Trích từ câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ, nguyên văn: "Ngô, thập hữu ngũ, nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng thâm sở dục bất du củ", nghĩa là: "Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học, ba mươi tuổi mới tạo dựng sự nghiệp, bốn mươi tuổi thì thấu hết sự lý chẳng còn nghi ngờ gì, năm mươi tuổi biết được mệnh trời, sáu mươi tuổi những chuyện nghe thấy đều thấu triệt, bảy mươi tuổi thì làm theo ý muốn của mình mà chẳng trái lễ". Ở đây ý chỉ những người giảng chuyện chí ít cũng phải tuổi ba mươi.

[2] Nhược quán: Thời cổ nam nhân khoảng hai mươi tuổi thì được gọi là nhược quán.

Mà càng lạ kỳ hơn là, nghe thiếu niên này kể chuyện lại chẳng tốn nửa văn tiền.

Nhưng với hai điều kỳ lạ trên, cũng không chấn động tới mức thu hút toàn bộ dân chúng thành Tây Hoa như thế, điều khiến người ta quá sức kinh ngạc ấy chính là những câu chuyện trong lời kể của thiếu niên này chẳng phải các điển cố thời xưa, cũng không phải những lời đồn đãi trong giang hồ, mà chính là những thứ, bình thường chúng bách tính có muốn nghe cũng chẳng nghe thấy được ở bất cứ nơi nào, lại càng không dám tự ý lan truyền ra bên ngoài...

Những câu chuyện trong lời kể của thiếu niên nọ chính là về Bao đại nhân, khâm sai phụng chỉ, nửa tháng trước đến Trần Châu phát lương cứu trợ.

Như thế thử hỏi làm sao không khiến cho bách tính huyện Tây Hoa này ào ào đổ ra đường, nghe tiếng mà đến cho được.

Hôm nay, còn chưa tới trưa, bàn kể chuyện đã bị chúng bách tính vây quanh đông như kiến cỏ. Một số tiểu thương buôn bán trong chợ thấy mấy ngày nay nắng gắt, liền dựng lều che nắng; còn có người mang cả ghế nhỏ sớm đã bày sẵn xung quanh để giữ vị trí tốt cho thân thích họ hàng nhà mình; rồi vô khối người thậm chí mang cả ấm trà, hạt dưa đến nữa.

Chỉ là lúc này thời gian chưa tới, thiếu niên kể chuyện cũng chưa thấy đâu, mấy bách tính tới trước nhàn tản vô sự, mỗi người anh một câu, tôi một câu bàn tán về mấy câu chuyện đã nghe những ngày trước.

Có hai người ngồi gần bàn kể chuyện nhất, một người trẻ tuổi da ngăm đen, tuổi chưa quá hai mươi, gương mặt thông minh lanh lợi; người còn lại là một đại hán cao lớn, tuổi khoảng ba mươi, vận áo vải thô vạt ngắn, đôi chân trần dính đầy bùn đất, nom dáng vẻ như là vừa mới ở ruộng tới.

Chỉ thấy tiểu tử da ngăm đen nhìn xung quanh, thấp giọng hỏi:

ĐKPPLNVCV (fanfic)  Bạch Ngũ gia à, tha cho ta đi!!Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ