7. Phân tích quan niệm của HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

28.3K 16 7
                                    

a. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kì quá độ lên CNXH
- Mác - Ăngghen nói về tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH:
“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kì ấy là một thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.”
Đó là quá độ lên CNXH từ một nước tư bản phát triển.
-    Quan điểm của Lênin
+ Nước Nga quá độ lên CNXH từ một nước TB trung bình, ở đó GCCN còn chiếm tỉ lệ thấp, nông dân còn chiếm số đông, vì thế Lênin cho rằng: bước quá độ lên CNXH ở nước Nga là một thời kỳ lịch sử tương đối dài, cần thiết phải thực hiện những bước quá độ nhỏ, bắc những nhịp cầu, xây dựng những hình thức kinh tế trung gian để dần dần lôi cuốn nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với những nước lạc hậu, đa số dân cư là nông dân, với nền sản xuất nhỏ, tiền tư bản chủ nghĩa, Lênin cho rằng: “Với sự giúp đỡ của GCVS các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới CNCS, không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN.”
Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: con đường quá độ trực tiếp và con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội.
    b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH
    - Về nhận thức
    Người chỉ rõ: cần nhận thức tính quy luật chung và đặc điểm cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng CNXH. Người cũng chỉ ra hai phương thức quá độ lên CNXH.
    Người nêu ra quan điểm: Nước ta từ nghèo nàn lạcc hậu, phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (quá độ gián tiếp).
+ Người chỉ ra đặc điểm của miền Bắc khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Có bối cảnh quốc tế thuận lợi; đất nước bị chia cắt làm hai miền; từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN (đặc điểm lớn nhất).
+ Người xác định TKQĐ lên CNXH là một thời kỳ lịch sử lâu dài , với đầy khó khăn. 
    “VN là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc.” (Tập 9, tr. 176)
    “Xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.” (Tập 9, tr 2)
    “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất.” (Tập 8, tr 493)
    “CNXH không thể làm mau được mà phải làm dần dần.” (Tập 8, tr 226)
    - Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
     “... phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.” (Tập 10, tr. 13)
    Như vậy, theo quan điểm của Người, TKQĐ lên CNXH có hai nhiệm vụ lớn:
    + Xây dựng nền tảng vật chất kĩ thuật, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
    + Cải tại xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp giữa cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng là trọng tâm, là nội dung chủ chốt và lau dài.
    Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt của đời sống xã hội, cả LLSX – QHSX, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng... Đây là công việc hết sức mới mẻ nên phải vừa làm, vừa học và không tránh khỏi vấp váp, thiếu sót. Sự nghiệp đó cũng luôn luôn bị các thế lực thù địch tìm cách chống phá.
- Nội dung xây dựng CNXH trong TKQĐ:
    + Về chính trị: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Cần chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu và xây dựng cơ cấu của tổ chức Đảng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng. Đảng phải gắn bó với dân, được nhân dân tin yêu, ủng hộ; củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, củng cố và tăng cường sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị.
    + Về kinh tế: Xây dựng cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế và vùng. Xây dựng cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp, củng cố hệ thống thương nghiệp. Đối với kinh tế vùng, kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn cần được phát triển đồng đều, chú trọng phát triển kinh tế vùng núi và hải đảo. Người chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ, trong đó kinh tế quốc doanh cần được ưu tiên phát triển, kinh tế hợp tác xã cần được khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ phát triển. Đối với thợ thủ công, những người lao động khác và các nhà tư sản công thương cần hướng dẫn họ trong hoạt động kinh tế. Về quản lí kinh tế, cần dựa trên cơ sở hạch toán, hiệu quả cao. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
    + Về văn hoá-xã hội: Coi trọng việc xây dựng con  người mới có đủ đức và tài. Người đề cao vai trò của văn hoá, giáo dục và khoa học-kĩ thuật, coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài. Muốn xây dựng thành công CNXH cần phải học cả văn hoá, chính trị, kĩ thuật

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 07, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

7.	Phân tích quan niệm của HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ