Tiếng hát phố Khâm Thiên và một gã cầm bút họ Lý khờ dại

275 39 22
                                    

Lạp Lệ Sa quay lại nhìn tôi, vẫn với gò má nay đã trở nên xương xẩu tiều tuỵ , có lẽ vì thời gian qua em bị bòn rút sức lực nhiều; nhưng trong mắt tôi lại vẫn yêu kiều và khiến tôi tôn thờ như một con chiên ngoan đạo mà thốt ra hai tiếng nàng thơ như ngày nào.
Hôm nay có một ông đốc Tây giàu có chuộc em ra khỏi nhà trò.

Tôi vẫn luôn ám ảnh ánh mắt đó, có chút gì đó bi thương ẩn dưới làn mi lóng lánh giọt lệ, tất nhiên là em đủ bình tĩnh để kìm lại không cho chúng lăn dài trên gương mặt đã được trang điểm cẩn thận bởi một cô nàng nào đó tân thời và nghệ sĩ, mà có lẽ hắn ta phải bỏ ra cả chục bạc để nhờ cô ả tân trang cho nhân tình của mình.

Tôi luôn tin một ả đào xinh đẹp, đoan trang khiến cho người ta có cảm giác muốn bảo vệ, muốn chở che như em, không sớm thì muộn, sẽ có kẻ si tình nào đó sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có được em, mặc cho những dấu vết nhơ nhuốc mà nhiều gã đàn ông khác để lại trên xác thịt. Vĩnh Khâm tôi tin rằng cũng là một trong số ấy, có thể là đã từng, hoặc vẫn luôn, nhưng không ai phủ nhận thứ ái tình rực lửa mà tôi đã trót trao em từ lần đầu tiên nghe thấy tiếng hát người ca nương họ Lạp.

Em vốn người nước Xiêm sau lưu lạc về An Nam, lại ngay chốn Hà thành phồn hoa đầy cám dỗ, nơi mơ ước của kẻ quê mùa khắc khổ nhưng lại mang tâm hồn tinh sạch và thuần khiết, hơn hẳn lũ dân nội thành lúc nào cũng trong tình trạng sống dở chết dở vì chế độ, chuyện thuế má và đủ mọi vấn đề đến từ điều kiện sống trong thành phố. Tất lẽ dĩ ngẫu rằng chẳng ai muốn dấn thân vào mấy cái ca lâu lúc nào cũng ỉ ôi tiếng bọn đào hát, đào rượu mơi khách, tiếng đàn đáy nghe đứt từng khúc ruột của lũ kép, tiếng trống chầu thỏa mãn của mấy ông quan viên, hoà cùng âm thanh chửi rủa chói tai của những mụ vợ đánh ghen. Em lại là kẻ tha hương xa xứ, có cái dòng máu ngoại chảy trong người, chỉ cần khôn ngoan và biết dùng mánh khoé là có thể phất lên liền.

Cao quý thay cái gốc gác của em, là con là dân đất thiêng hồn thánh Xiêm La, nơi mà những nhà cầm quyền Pháp quốc còn phải e dè, mềm mỏng. Ấy vậy mà thân em vẫn ra như vậy đây, ngồi trên sập gỗ trải chiếu hoa ngân nga những giai điệu truyền thống của một đất nước khác, uống rượu, châm lửa đốt phiện đen cho khách.
Cuộc sống của em gò bó vào chốn bức bối ngập ngụa sự vụng trộm này chỉ vì hai chục bạc chẵn - một cuộc giao dịch không chút tình nghĩa của cô chủ cũ và bà Năm, người sở hữu ca lâu. Dẫu gì thì em cũng chẳng ham cái kiếp con sen cho người ta đè đầu cưỡi cổ, đến phải nuốt trôi cái nhục nhã mỗi lần bị thằng hầu xe trong nhà đụng chạm cùng với cơm thừa canh cặn của chủ. Em không nhận mình là con sen thạo việc, nhưng em tự tin mình là ả đào đắt khách nhất phố Khâm Thiên. Việc gì phải rửa dọn lau chùi để kiếm ăn và phải lén lút trộm lấy mấy hào mua rau mà tích dần đổi nhật báo, trong khi em có thể dùng tiếng hát của mình để bắt mấy ông lớn móc chiếc ví da trông rất tân thời kia mà đốt vào một đêm với em. Và chắc chắn rằng từ cánh đàn ông thượng lưu vốn đã quen mặt với các ca lâu cho đến lũ phu xe bần tiện khổ cực, lũ mà cà bông thích lừa phỉnh cướp giật ở đất Hà thành này, không ai là không biết Lệ Sa, một mĩ nữ ngoại yêu kiều với tiếng hát đẹp tựa âm điệu đàn lia của thiên thần (theo như lũ thi sĩ tiến bộ theo phong trào Âu hoá tâng bốc em)

Lệ Sa × ChittLiceNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ