CHƯƠNG 5.2:

13 1 0
                                    


Và sau đây là những ý chính trong lập luận của tôi:

THUYẾT VỐN LIẾNG SỰ NGHIỆP CỦA MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

+Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời là rất hiếm có và quý giá

+Quy luật Cung cầu nói rằng nếu bạn muốn sở hữu những đặc điểm này, bạn cần phải có những kỹ năng hiếm có và quý giá để trao đổi. Hãy xem những kỹ năng hiếm có và quý giá này như là vốn liếng sự nghiệp của bạn.

+Tư duy thợ lành nghề, với quan niệm rằng bạn cần phải tập trung không ngưng nghỉ vào việc "trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn,"là một chiến lược rất tốt để kiếm được vốn liếng sự nghiệp. Đây là lý do vì sao nó đánh bại tư duy niềm đam mê nếu mục tiêu của bạn là tạo nên công việc mà bạn yêu thích.

Jobs, Glass và Merrick đều đi theo tư duy thợ lành nghề. (Một số người thậm chí còn sử dụng đúng những từ này để miêu tả họ. "Tôi là một người thợ lành nghề,"Merrick chia sẻ trong một buổi phỏng vấn vào những ngày đầu làm thợ thiết kế ván lướt.) Thuyết vốn liếng sự nghiệp nói rằng không có gì là ngẫu nhiên cả. Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời đòi hỏi bạn phải có một thứ gì đó hiếm có và quý giá để trao đổi - đó chính là những kỹ năng. Tư duy thợ lành nghề, với sự tập trung không ngừng nghỉ vào thành phẩm, chính là tư tưởng mà bạn cần phải quán triệt nếu như mục tiêu của bạn là kiếm được càng nhiều vốn liếng sự nghiệp càng tốt. Chính vì thế đây là lý do vì sao tôi lại tích cực ủng hộ tư duy thợ lành nghề hơn là tư duy niềm đam mê. Đây không phải là một tranh luận triết lý về sự tồn tại của đam mê hay giá trị của làm việc chăm chỉ - Tôi đang rất thực tế ở đây: Bạn cần phải trở nên tài giỏi để đạt được những thứ tốt đẹp trong cuộc đời sự nghiệp của mình, và tư duy thợ lành nghề tập trung vào việc đạt được chính xác mụctiêu đó.Tư duy niềm đam mê không chỉ thiếu hiệu quả trong việc tạo nên công việc bạn yêu thích; trong nhiều trường hợp nó còn chủ động đi ngược lại mục tiêu này, đôi lúc với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

TỪ SỰ CAN ĐẢM CHO ĐẾN TEM PHIẾU LƯƠNG THỰC

Hai bài viết được đăng cách nhau hai ngày trên tờ New York Times vào mùa hè năm 2009 nhấn mạnh sự tương phản giữa tư duy niềm đam mê và tư duythợ lành nghề. Bài báo đầu tiên nói về Lisa Feuer. Thời điểm Lisa 38 tuổi, cô từ bỏ sự nghiệp trong ngành quảng cáo tiếp thị. Mệt mỏi với những áp lực nơi công sở, cô bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải là sứ mệnh của mình hay không. Cô nói, "Tôi thấy chồng mình tự ra kinh doanh, và tôi cảm thấy mình cũng có thể làm như vậy"Vì thế cô quyết định thử.

Tờ Times thuật lại rằng Feuer đăng ký tham dự một lớp đào tạo yoga 200 giờ. Cô dùng khoản tiền vay nhờ thế chấp căn nhà để trả khoản học phí 4.000 đô. Khi đã đạt được bằng chứng nhận, cô mở Karma Kids Yoga, một dạng yoga tập trung vào trẻ em và phụ nữ mang thai. "Tôi yêu công việc mình làm,"cô nói với phóng viên khi lý giải cho những khó khăn đi kèm với việc khởi đầu công việc kinh doanh tự do.

Tư duy niềm đam mê chống lưng cho quyết định của Feuer. Đối với những người chết mê chết mệt câu chuyện hoang đường về tiếng gọi con tim, thì không gì dũng cảm hơn việc đánh đổi sự thoải mái để đi theo đam mê của mình. Ví dụ như Pamela Slim, một người tin vào tư duy niềm đam mê, tácgiả quyển sách nổi tiếng Escape from Cubicle Nation (Thoát Khỏi Thế Giới Văn Phòng). Slim mô tả trên trang web của cô đoạn hội thoại mẫu sau, mà cô khẳng định đã gặp rất nhiều lần:

Kỹ năng đi trước đam mê - CAL NEWPORTNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ