Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng… phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của con người vào đời sống tinh thần chứ không phải toàn bộ đời sống tinh thần.
Tùy góc độ khái quát mà người ta chia ý thức xã hội thành các bộ phận khác nhau. Ở góc độ trình độ và cấp độ của ý thức thì chia ý thức xã hội thành:
+ Ý thức thông thường và ý thức lý luận.
+ Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Ý thức xã hội ra đời từ tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời nó lại có đời sống riêng, quy luật vận động riêng, do đó, nó có tính độc lập. Nhưng tính độc lập của ý thức xã hội vẫn bị tồn tại xã hội chi phối, vì vậy, sự độc lập của ý thức xã hội chỉ là tương đối.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những đặc điểm phản ánh của nó với tồn tại xã hội. Nội dung tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được phân tích trên các phương diện chính sau đây:
Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Một là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phán ánh của tồn tại xã hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. Mặt khác, sự biến đổi của tồn tại xã hội do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn, diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức không thể phản ánh kịp.
Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủcủa một số hình thái ý thức xã hội.
Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xãhội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. Tuy nhiên, suy đến cùng, khả năng phản ánh vượt trước ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận củamỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.
Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát triển của tư tưởng đã cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật, v.v… nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai cấp củanó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.
Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội là một nguyên nhân làm cho trong mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp từ tồn tại xã hội.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Ở Hy Lạp thời cổ, triết học và nghệ thuật đã từng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ở Tây Âu thời trung cổ thì tôn giáo đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần của xã hội như: triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền.
Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những phê phán quan điểm duy tâm (tuyệt đối hoá vai trò củaý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường hay “chủ nghĩa duy vật kinh tế” (tức quan điểm phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội).
Theo Ph.Ăng ghen: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, v.v…đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởngđối với nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng tư tưởng trong quần chúng,…. Cũng do đó, cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xãhội đã chỉ ra bức tranh phức tạp trong lịch sử phát triển của ý thức xã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Quan điểm duy vật mácxít về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội vàtính độc lập tương đối của ý thức xã hội là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong những cơ sở phương pháp luận căn bản của hoạt động nhậnthức và thực tiễn.
Theo nguyên lý này, một mặt, việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hộicần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó; mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tưởng đốicủa chúng. Do đó, trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tạixã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ. Đồng thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đồi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xãhội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.