SÓNG

431 8 3
                                    

    Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: "Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi."Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Mỗi bài thơ, mỗi nhà nhơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Chẳng thế mà ta gặp Xuân Diệu trong thi đàn Việt Nam - người tự cho mình là "kẻ uống tình yêu dập cả môi"- với chất men say tình yêu nồng nàn, mãnh liệt; ta gặp Nguyễn Bính "người nhà quê" chân thật, da diết hay Đỗ Trung Quân với "Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương". Và không thể quên nhắc đến một nữ thi sĩ với tâm hồn dạt dào và say đắm tình yêu - Xuân Quỳnh. Thơ tình yêu của chị chân thành nhưng không kém phần cháy bỏng nồng say. Nhắc đến những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người, có lẽ "Sóng" của Xuân Quỳnh là bài thơ thể hiện rõ nhất. Đặc biệt nhất là từng câu từ của khổ thơ:......

    Xuân Quỳnh (1942-1983) là người làng La Khê, huyện Hà Đức, Hà Nội. Cuộc đời chị gặp nhiều trắc trở: mẹ mất sớm, bố đi lấy vợ khác, Xuân Quỳnh ở với bà nội. Lớn lên lại gặp đổ vỡ trong hôn nhân. Chị từng là diễn viên múa, biên tập viên báo văn nghệ, ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa III. Xuân Quỳnh thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ. Người ta hay nói Xuân Quỳnh là hồn thơ của những hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thương. "Sóng" là bài thơ tình tiêu biểu được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Bài thơ rút từ tập "Hoa dọc chiến hào" (NXB Văn học- 1968).

    Trong những câu thơ đầu, hình tượng "Sóng" được diễn tả bởi một loạt những từ ngữ tương phản, đối lập:

"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ".

    Đó là hai trạng thái thực của "sóng"- một hiện tượng tự nhiên phong phú, phức tạp, chứa đầy bí ẩn: khi biển lặng thì sóng êm đềm, dịu nhẹ; khi biển động thì sóng cuồn cuộn gầm gào. Ẩn sâu bên trong hình tượng con sóng, ta lại thấy đâu đó nỗi lòng người con gái khi đang yêu. Không gấp gáp, vồ vập, Xuân Quỳnh đã thay lời tất cả những trái tim trẻ bộc lộ nỗi lòng mình bằng những trạng thái tình cảm khác nhau. Khi dữ dội mãnh liệt, khi dịu êm trầm lắng, khi ồn ào nhấp nhô, có lúc lại âm thầm lặng lẽ, những tình cảm tưởng chừng như mâu thuẫn, đối lập nhau trong trái tim của người phụ nữ nhưng lại mang theo tất cả những đặc điểm và trạng thái tâm lí đang khao khát tình yêu. Phải chăng đó cũng là sự bí ẩn của tình yêu?

    Hai câu tiếp diễn tả tâm trạng của sóng luôn muốn từ sông tìm ra biển lớn, hay cũng như như con người muốn vươn ra biển lớn tình yêu:

"Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận biển"

    Dường như sóng tự được những trạng thái phức tạp, những biến động khác thường của mình nên luôn khao khát, chủ động từ bỏ không gian nhỏ hẹp, chật chội của dòng sông để tìm ra biển cả bao la. Và có lẽ chỉ khi nào được hòa mình trong biển lớn, những con sóng mới hiểu rõ mình hơn.

Sóng - Xuân QuỳnhWhere stories live. Discover now