File. 19: "Người cũ và người mới"

92 9 6
                                    


(Chú ý: những câu in nghiêng của nhân vật xin hiểu là tiếng Pháp)

"Alo, Jjong đại nhân. Cô có muốn bàn về vụ trộm nữa không?"

"Này anh iu, em muốn uống tà tưa..."

"... Jjong đại nhân"

"RẤT XIN LỖI!!!! Tôi đang buồn ngủ ấy mà, hẹn gặp anh ở trước bảo tàng Picasso nhé!!!"

.

Mẹ, đang ngủ ngon lành...

Hôm nay tôi còn có lịch đi thăm người quen cũ nữa, cho nên việc với bức tranh nên giải quyết gọn lẹ thì hơn.

Công nhận là trên đất nước này có nhiều triển lãm và hội chợ thật đấy. Các chương trình hội chợ, trưng bày các sản phẩm mới, các công trình hiện đại, các phát minh mới nhất, bla bla.... Triển lãm hội chợ thu hút nhất ở Paris hiện nay là Mondial de l'automobile (Thế giới xe hơi) được tổ chức hai năm một lần, vào mùa thu. Đây là một trong những hội chợ xe hơi quan trọng và quy mô nhất trên thế giới, với sự tham dự của nhiều hãng xe hơi nổi tiếng. Ngoài ra, Paris còn rất nhiều hội chợ nổi tiếng khác tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của đất nước này, ví dụ như: Salon du livre de Paris (Hội chợ triển lãm sách) tổ chức vào mùa xuân hàng năm, Salon du cheval (Triển lãm ngựa), Salon du chocolat (Triển lãm sô cô la)...

Với cả, hình như người Pháp không có thói quen đón tiếp khách xã giao tại nhà thì phải. Khi mời khách, người Pháp thường có chút trịnh trọng vào lần đầu tiên và phải quen một thời gian người ta mới mời đến nhà. Cái đợt mà tôi làm quen thằng cha Pierra cũng vậy. Người Pháp có phong cách ăn từ tốn, lịch thiệp. Khi ăn, người ta thường đợi cho tất cả mọi người được phục vụ rồi mới ăn.

Ở Paris, tôi có thể cảm thấy người dân Pháp khá khách sáo, nhưng nếu như nói chuyện một cách cởi mở và hòa đồng với họ, chắc chắn họ sẽ vui vẻ và hòa nhập với tôi ngay. Nếu như tôi có thắc mắc hay muốn tìm hiểu về đất nước của họ thì tôi cũng không ngại, cứ hỏi tự nhiên, người Pháp rất thích tìm hiểu về các đất nước khác, cũng như rất hào hứng giới thiệu về đất nước của họ cho tôi nghe.

Người Pháp rất chú trọng vấn đề lịch sự trang trọng. Du khách không nên làm ồn nơi công cộng, bên cạnh đó, tại Paris có luật cấm hút thuốc nơi công cộng với mức phạt đến gần 70 Euros. Đó là lí do tôi mới đi được dăm ba bước ra khỏi nhà đã thấy có hàng loạt những thông báo "Cấm hút thuốc" rồi.

Cái đó cũng không quan trọng với tôi lắm, vì tôi cũng có hút thuốc bao giờ đâu.

Và tôi thấy cả hình ảnh của Mariaanne nữa.

Đến với nước Pháp, tôi dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ ở các tượng đài đặt tại quảng trường lớn, trường học, trên con dấu chính thức của nước Pháp, trên tiền và tem bưu điện. Chân dung người phụ nữ ấy chính là nàng Marianne. Marianne được xem là biểu tượng của nước Pháp, cho những giá trị của đất nước, những phẩm hạnh cao đẹp của công dân Pháp. Có nhiều giả thiết đưa ra về biểu tượng văn hóa này.

Có người cho rằng cái tên Marianne xuất phát từ bài thơ La garisou de Marianno rất phổ biến trong cách mạng Pháp năm 1789 (số đẹp nhỉ, lại dễ nhớ nữa~). Lại có những người nghĩ rằng Marianne là tên của một người phụ nữ đã tận tình chăm sóc các chiến sĩ cách mạng bị thương. Một số khác lại đưa ra giả thiết: Marianne đơn giản chỉ là từ ghép giữa Maria và Anne, cái tên phụ nữ được ưa chuộng thời đó.

Drawing My Love Story [ HaJung Couple ]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ