C12+C13.Trong.nguoi+vh.doi.song

184 0 0
                                    

 Câu 12: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con người và chiến lược “trồng người”

1.      Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

-Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cm

Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời khong gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết phải “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.

-Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, Người ra đi với ý chí “quyết giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào”. Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng như của Đảng và Chính phủ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đòng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh nhận rõ: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có dân thì có tất cả”…Trong khi giữ vựng niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh: xa dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân. Bệnh này sẽ dẫn đến kết quả là “hỏng việc”. phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và trong tổ chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

-“Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Khi lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Cuộc đời cách mạng dài lâu, phong phú và sôi nổi của Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình Người chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng. Đó là một trong những căn nguyên làm nên những kỳ tích của cách mạng Việt Nam. Trước khi vĩnh biệt cuộc đời, Người căn dặn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong Di chúc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đó là lời căn dặn thống thiết được rut ra từ nữa thế kỷ cách mạng nước ta và cũng là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay phải tiếp tục làm thật tốt.

-“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

+ Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do xã hội chủ nghĩa tạo ra

+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Hai là, hình thành những phẩm chất mới

-Chiến lược “trồng người” là một trong tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trong bậc nhất

Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, tài, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu

Trồng người là công việc trăm năm, không thể nống vội “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Hồ Chí Minh cho rắng: “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

Câu 13. Trình bày tư tưởng HCM về văn hoá đời sống?

VH là bộ mặt tinh thần của XH nó thể hiện ra ngay trong c/s hang ngày của mỗi ng, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó là vh đ/s. Gắn việc xd nền vh mới xd đ/s mới thực sự là 1 cách nhìn, 1 giải pháp độc đáo của HCM.

    VH đ/s thực chất là đ/s mới đc HCM nêu ra với 3 ND: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. 3 ND này có mqh mật thiết trong đó đạo đức mới giữ vtrò chủ yếu.

1.      Đạo đức mới: Để xd đ/s mới trc hết phải xd đạo đức mới. ng kđịnh:”Nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đ/s mới”

2.      Lối sống mới: Là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp với tinh hoa vh nhân loại. Để xd lối sống mới HCM yêu cầu phải sủa đổi ”cách ăn, cách mặc, cách đi lại” đây chính là phong cách sống, phong cách làm việc.

-         Theo HCM, phong cách sống là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh; yêu lđ, biết quý trọng thời gian, ít long ham muốn về v/chất, chức quyền, danh lợi trong qh với nhân dân, bạn bè, đồng chí, an hem thì cời mở, chân tình, tế nhị giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng con ng; với mình thì nghiêm khắc, với ng thì độ lượng, khoan dung.

3.      Nếp sông mới: XD nếp sống mới, nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc

=> XD vh đ/s mới là 1 cviệc lâu dài và phải có phường pháp tốt. Nó đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trc hết phải đc bắt đầu từ mỗi con ng, mỗi gđình với tư cách là 1 tế bào của XH.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 15, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

C12+C13.Trong.nguoi+vh.doi.songNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ