Hồi đó là cuối năm lớp 12, chuẩn bị thi đại học. Mọi người trong lớp đều cực kỳ tập trung ôn luyện, vì là lớp chuyên nên lại càng áp lực, bản thân thầy cô bị bệnh thành tích hơi nặng nên gần như bắt ép học sinh ôn luyện đến tận khuya. Có những ngày ôn đến 10 giờ đêm chưa được về nhà, vẫn còn ngồi trong lớp miệt mài đèn sách. Đề cảm tưởng như giải mãi không hết, vừa xong một bài nhìn xuống đã thấy một đống các dạng tương tự xếp chồng chất chi chít. Cả cái lớp có hai mấy ba chục người, ai nấy đều ngày ngày vác mắt gấu trúc đến trường: thời gian ngủ không đủ, thời gian học lại càng không đủ. Gia Tuệ chẳng hiểu thế nào mà cuối cấp 2 quyết định trụ lại lớp chuyên Lý, không thi năng khiếu như dự tính ban đầu nữa. Cô vẫn muốn thi vào ngành kiến trúc, vì thế thời gian rảnh cô đăng ký lớp học vẽ kỹ thuật, còn lại dành thời gian cho việc học. Kỳ này cô đặt nguyện vọng cực kỳ cao, là Đại học Kiến trúc hẳn hoi, thế nên từ đầu năm đã lao đầu vào học hành cực kỳ chuyên tâm. Thậm chí chỉ cần cậu lơ là một chút là cô đã có thể chiếm luôn vị trí nhất khối của cậu. Từ đầu năm đến giờ đã hai lần kiểm tra cậu phải chấp nhận xuống thứ hai sau cô rồi, nhưng dù vậy Minh Vũ lại cảm thấy khá vui...thậm chí là khá tự hào. Ai có thể ngờ một người trước kia suốt ngày đội sổ, ở lại lớp, giờ có ngày trở thành học sinh ưu tú đến thế? Mẹ cô cực kỳ tự hào, đi khoe khắp làng khắp xóm. Thậm chí bà còn mỗi cuối tuần nấu món ngon nói muốn cô về nhà ăn cơm, thế nhưng lần nào cô cũng từ chối cả. Lý do là vì bố mẹ vừa mới ly hôn, ông lại còn lộ chuyện có con riêng lớn hơn cô cả bốn năm tuổi, đương nhiên người nhạy cảm như cô khó mà đối mặt được. Hơn nữa, việc bố mẹ ly hôn còn một phần bà Ngọc Hương suốt ngày lo công việc điều hành trường Ams, hoàn toàn không có thời gian chăm sóc cho gia đình của mình. Nhiều khi Gia Tuệ nghĩ bố mẹ cô chia tay, việc phát hiện bố cô có con riêng chỉ là giọt nước tràn ly, bởi vốn dĩ cuộc hôn nhân này đã vụn vỡ từ rất lâu, từ cái ngày gia đình cô chuyển từ trong Nam ra Hà Nội, từ cái ngày mẹ cô đạt được đỉnh cao danh vọng, từ ngày bà bỏ bê người chồng cùng cô con gái mới tám chín tuổi đầu của mình để chạy theo đống công việc bàn giấy ứ đọng. Mọi người nghĩ cô quá nhỏ để nhớ, hay quá nhỏ để nhớ mọi chuyện, nhưng Gia Tuệ đã luôn ngấm ngầm hiểu chiếc mặt nạ mà gia đình cô vẫn luôn mang dày cỡ nào. Lột trần nó ra, gia đình cô không phải gia đình hạnh phúc, viên mãn, mẫu mực như những cô bác đồng nghiệp của bố mẹ cô vẫn vẽ ra. Cô giận bố, giận mẹ, giận cái gia đình đầy rẫy sự giả tạo.Và vì thế mà dù mẹ cô có nấu bao nhiêu bữa cơm, bố cô có hủy bao nhiêu cuộc họp, cậu rồi "anh rể" rồi "mẹ chồng" có khuyên nhủ bao nhiêu, cô nhất quyết không đặt chân về cái nơi từng được gán mác "nhà" đó. Giờ đây, "nhà" của cô, "gia đình" của cô, chỉ còn lại căn nhà nhỏ gần trường này, cậu và anh mà thôi.
Minh Vũ biết suy nghĩ của cô là có phần hơi cực đoan, những chuyện tình duyên hợp tan ấy dù khiến người khác đau lòng, nhưng là chuyện ai nấy buộc phải chấp nhận. Ít nhất, về thể xác, bố cô không hề hành hạ đánh đập mẹ cô như bố cậu, chưa từng lợi dụng vợ mình để ăn chơi chè chén qua ngày. Ông có sai lầm một thời tuổi trẻ, ông sợ hãi và giấu đi sai lầm đó; bà thì ham công tiếc việc, cốt chỉ mong muốn con có được một đời sống sung túc, vô lo vô nghĩ, thuận lợi học hành. Nhưng có lẽ cách làm của họ hơi sai, họ nghĩ nhu cầu và mong muốn của bản thân nghiễm nhiên là nhu cầu và mong muốn của cô. Họ nào biết rằng, cô chưa từng trọng vật chất vô vị, chưa từng mong muốn đứng trên đầu ai. Cô chỉ mong được yêu thương. Nhu cầu tình cảm của Gia Tuệ rất lớn, lớn tới mức ích kỷ, mà họ thì chưa từng nhìn ra điều đó.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Huấn Văn] Đừng chạy nữa...chị vợ của anh!
RomantizmCậu thua cô hai tuổi. Cô thua cậu mọi mặt. Kẻ nghiêm túc người nghịch ngợm, kẻ tĩnh lặng người xốc nổi. Nhưng một chữ "yêu" đã có thể thay đổi mọi thứ. "- Yo, chào nhóc! - Vâng, chào chị." " - Yêu chị...có được không?" " - Em đứng lại cho anh! - C...