Untitled Part 2

122 1 0
                                    

1.Hãy trình bày sự chuyển hóa của gluxit trong cơ thể.

* tổng hợp glucozo và dự trữ glycogen:

Sau khi đc hấp thụ ở ống tiêu hóa, các loại đg đơn đều đc chuyển hóa thành glucozo rồi theo tĩnh mạch cửa vào gan. Ở gan dưới tác dụng của insulin, một phần glucozo được chuyển thành glycogen dự trữ. Lượng glucozo còn lại phần lớn sẽ được chuyển đến các mô để tổng hợp thành glycogen dự trữ, nhất là ở cơ vân. Lượng glycogen dự trữ trong cơ chiếm 0,5-1% trọng lượng của cơ. Còn 1 lương nhỏ gluxit đc để lại trong huyết tưng (0,88-0,12%)

 Khi đến tế bào gan, dưới tác dụng của các enzim hexokinaza và 
glucokinaza thì glucozo đc photphorin hóa thành dạng glucozo -6 photphat, rồi tiếp tục polime hóatạo thành glycogen nhờ enzim glycogensyntheraza. 

Lượng glycogen trong gan có thể lên tới 200–300g. Nếu ăn quá nhiều tinh bột hoặc disaccarit, do tiêu hóa chậm nên glucozo vẫn vào trong máu một cách từ từ, và gan vẫn đủ thì giờ để biến đổi glucozo thừa thành glycogen. 

Nhưng nếu cùng một lúc  ăn quá nhiều gluxit dễ tiêu hoá (chẳng hạn ăn trên 150g đường một ngày hoặc tiêm nhiều glucozo vào máu) thì gan sẽ không kịp biến đổi glucozo thừa thành glycogen nên lượng glucozo trong máu tăng  lên quá mức. nếu tỉ lệ glucozo trong máu tăng lên tới 0,15 đến 0,18% thì thận sẽ k thể tái hấp thu toàn bộ nên trong nước tiểu có đg và gọi là chứng “đái đg do ăn uống” nhất thời và vô hại.khi chức năng chuyển hóa glucozơthành glycogen của gan bị giảm sút hoặc do thận giảm khả năng tái hấp thu glucozo thì sẽ xuất hiện bệnh đái đg. 

* Phân giải glucozo 

Khi hàm lương glucozo trong máu giảm xuỗng thấp thì glycogen dự trữ trong gan bị phân giải thành glucozo đề bổ sung cho nó. Khi cơ thể cần 1 lượng lớn glucozo cho các p/ư của cơ vân thì dưới tác động của photpholaza, glycogen trong gan sẽ chuyển hóa thành glucozo-photphat, rồi phân giải thành glucozo và photphat.

Khi cơ thể cần glucozo mà hàm lượng glycogen trong gan lại thấp hoặc khi cơ thể cần glucozo khẩn cấp thì gan có thể sản xuất glucozo từ pro và lipit.

Khi tới các tb, glucozo sẽ đc đưa tới các ti thể để tham gia vào qtr chuyển hóa. 1 phần glucozo đc tổng hợp thành glucogen, phần khác đc phân giải để tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tb.

Sự tổng hợp glycogen trong tb ở các mô cũng giống như trong các tb, chỉ khác là ở đây không có glucokinaza tác dụng lên p/ư photphorin hóa. 
* Điều hòa chuyển hóa gluxit 

Việc điều hòa chuyển hóa gluxit cũng chính là quá trình điều hòa lượng gluxit trong máu, hay còn gọi là đường huyết,. Quá trình đó được điều hòa bởi các yếu tố thần kinh và thể dịch . Trung khu điều hòa đường huyết nằm ở hành tủy, cạnh não thất IV. Khi trung khu này bị kích thích, xung động thần kinh truyền đến gan, làm tăng chuyển hóa glycogen thành glucozo, làm tăng đường huyết. Đồng thời xung động từ hành tủy cũng truyền đến lớp tủy của tuyến trên thận, gây tiết adrenalin, adrenalin theo máu đến gan, làm tăng quá trình chuyển hóa glycogen thành glucozo làm tăng đg huyết.

 Hoocmon glucocorticoit làm giảm mức sử dụng glucozo trong mô và làm tăng quá trình tổng hợp glucozo mới nên làm tăng đường trong máu. Hoocmon glucagon của tuyến tụy có tác dụng tăng đường huyếtgiống andrelanin. Hoocmon ACTH, STH và tiroxin cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa gluxit. Hoocmon insulun của tuyến tụy làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với glucozo, làm hoạt hóa enzym hexokinaza, đẩy nhanh quá trình oxy hóa gluxit trong tế bào, làm giảm đường huyết. 

protein 1007Where stories live. Discover now