I- KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
§ TK 155 "Thành phẩm"
Bên Nợ
- Giá thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ
- Trị giá củaTP thừa phát hiện qua kiểm kê (SS< TT)
Bên Có :
- Giá thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ
- Trị giá của thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê (SS>TT)
Số Dư Nợ : Giá thực tế của thành phẩm tồn kho
§ TK 157 "Hàng gửi bán"
Bên nợ:
- Giá trị hàng hóa, TP đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi
- Giá trị lao vụ, dịch vụ đã thực hiện đối với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán
Bên có:
- Kết chuyển giá trị của SP, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán
- Giá trị của SP, hàng hóa gửi đi bị khách hàng trả lại
Số dư nợ: Giá trị của SP, hàng hóa hiện còn đang gửi bán cuối kỳ.
§ TK 632 "Giá vốn hàng bán"
Nội dung phản ánh của TK 632 (Theo PP kiểm kê định kỳ)
Bên nợ:
- Kết chuyển trị giá TP tồn kho đầu kỳ (1)
- Kết chuyển trị giá của TP gửi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ (2)
- Z SX thực tế của SP hoàn thành trong kỳ (3)
Bên có:
- Kết chuyển trị giá của TP tồn kho cuối kỳ sang TK 155 (4)
- Kết chuyển trị giá của TP gửi bán chưa xác định tiêu thụ vào cuối kỳ sang TK 157 (5)
- Kết chuyển giá vốn của SP đã xác định tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để XĐ KQKD (6)
TK 632 cuối kỳ không có số dư
Nội dung phản ánh của TK 632 (theo PP kê khai thường xuyên)
Bên nợ:
Trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ
Bên có:
- Trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ bị trả về
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định KQKD.
4.3 PP hạch toán:
a- Đối với DN áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Cuối tháng sau khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm do đơn vị sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành, căn cứ vào phiếu nhập :
Nợ TK 155 (chi tiết cho từng SP nhập kho)
Có TK 154