I. Phạm vi của khoa học chính trị
1. Thành tựu của hiệp hội khoa học chính trị Mỹ
Bởi vì việc nghiên cứu khoa học chính trị một cách có hệ thống mới phát triển gần đây, do đó việc tìm hiểu bản chất chung của ngành này là việc rất cần thiết. Do đó, từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 12 năm 1904, hội thảo đầu tiên của hiệp hội khoa học chính trị Mỹ do giáo sư Frank J Goodnow chủ trì tại Chicago bang Illinois. Hội nghị này đã đưa ra khách thể và mục đích của hiệp hội và phạm vi nghiên cứu ngành khoa học chính trị.
Khoa học chính trị là bộ môn khoa học mà khách thể nghiên cứu là về các quốc gia. Theo cách diễn ngôn nghiên cứu chính trị học cũng như nghiên cứu về tĩnh học và chuyển động học. Vì khoa học chính trị tìm hiểu về quốc gia ở thể tĩnh (State at rest) và cả khi ở thể động (State in action). Tuy nhiên, vì là nghiên cứu quốc gia ở thể động nên gây ra hiện tượng có mối liên hệ mật thiết tới con người mà sau này được xét tới như là động lực của bộ môn khoa học chính trị. Quốc gia, khách thể nghiên cứu của ngành khoa học này sẽ được xem xét từ khía cạnh của các hoạt động cần thiết khác để hiện thực hoá ý chí quốc gia.
Để ý chí quốc gia được thể hiện theo một hình thức cụ thể. Điều cần thiết đầu tiên là phải có cơ quan, tổ chức để thành lập nên ý chí quốc gia. Thứ hai, ý chí quốc gia phải được thể hiện và cuối cùng ý chí một khi được tỏ bày phải được thực thi. Chủ thể được nêu ở trên tự nó đã tách bạch ra ba phần riêng lẻ bao gồm:
1. Sự thể hiện của ý chí quốc gia
2. Nội dung thể hiện của ý chí quốc gia
3. Sự thực thi ý chí quốc gia
Ở nội dung đầu tiên, ý chí quốc gia phải được thể hiện. Để làm được điều này, các cơ quan thiết lập có khả năng hành động. Việc xác định cơ quan đó là gì và làm gì là hai việc khác nhau. Về bản chất, đầu tiên nó phải có tính lý thuyết hay tự biện thứ hai phải có tính pháp lý và điều kiện tồn tại có ý nghĩa. Vấn đề về mặt lý luận phải được trình bày trước nhất. Mặc dù lý luận không được nhiều nhà hoạch định chính sách đánh giá cao về mặt thực tiễn nhưng tất cả hệ thống nhà nước đều dựa trên khung lý thuyết được xác định rõ mà ảnh hưởng của bộ lý thuyết này sẽ thấy rõ đến từng chi tiết trong quá trình tổ chức chính phủ. Vấn đề của các tổ chức chính trị thường gặp là làm sao phải giải quyết công việc đề ra một cách tự nhiên nhất bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt khoa học chính trị và luật hiến pháp ban hành.
Diễn dịch ý chí quốc gia đôi lúc không chỉ được thực hiện bằng các phương pháp thủ tục bởi các cơ quan được xem là một phần cấu thành nên bộ máy nhà nước. Điều này có trong tập quán và tổ chức ngoài hệ thống chính phủ mà ảnh hưởng của nó có thể được xem xét nếu như chúng ta hiểu được ý tưởng về hệ thống chính trị thực tế của một quốc gia. Khoa học chính trị do đó không phải chỉ là vấn đề về lý luận hay pháp lý của tổ chức quốc gia mà còn là những vấn đề thực tiễn và cụ thể và phương pháp đề cử cho dù là vấn đề được điều chỉnh bởi luật hay là không.
Một trong những thành tựu nổi bật của hiệp hội này là nỗ lực phân định tổ chức và hành vi của nhà nước chủ quyền với chính phủ. Tổ chức của nhà nước có chủ quyền có thể tìm hiểu trong hiến pháp và bản sửa đổi bổ sung của hiến pháp. Vấn đề quan trọng là phải trình bày bản chất chính trị và pháp lý liên quan đến chủ thể của nó.
Tôi phải nói rằng hiến pháp được xem là điều kỳ lạ đối với sự phát triển của Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, người dân có quyền bày tỏ quan điểm về những vấn đề quan trọng cơ bản và hành động phù hợp trong một số vấn đề khác. Ở Hoa Kỳ cũng như ở các nơi khác đều xem việc trưng cầu dân ý là quan trọng và cần được chú trọng phát triển.