Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc được chia làm nhiều giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn, Hàn Quốc thực hiện các mô hình chiến lược khác nhau phù hợp với điều kiện từng thời kỳ.
1.1. Giai đoạn trước năm 1960
- Đây là thời kỳ nghèo nàn và nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ tàn dư của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Hàn.
- Mô hình chính sách của giai đoạn này là tập trung thực hiện chính sách thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phục hồi nền kinh tế từ sau chiến tranh Nam – Bắc Hàn, để xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá và hệ thống thông tin hiện đại khắp toàn quốc cùng với một mạng lưới các trường tiểu học và trung học.
=> kết quả Hàn Quốc có được một lực lượng lao động được đào tạo bài bản cộng với cơ sở hạ tầng hiện đại tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế. (Click)
1.2. Giai đoạn từ năm 1960-1980
- Mô hình chính sách của giai đoạn này là: Khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các biện pháp thực hiện như:
▪ Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài
Tháng 7/1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực nhất định như: công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, ô tô,... Hạn chế đầu tư nước ngoài vào các nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ như: viễn thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,...
Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đựơc góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh.
Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các cải cách trong bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng làm việc của chính phủ; giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà; đồng thời, phải chú trọng cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
▪ Năm 1967, đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn.
Hàn Quốc còn cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đầu tư nước ngoài và được NN hỗ trợ
▪ Vào đầu những năm 1970, chính phủ thực hiện sửa đổi một số điểm trong luật khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hoá vào đầu những năm 1980. Từ đó, FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh. (Click)
1.3 . Giai đoạn từ năm 1981-1990
- Đứng trước thực tế là FDI vào Hàn Quốc đang giảm, chính phủ Hàn Quốc đã từng bước thực hiện tự do hoá đầu tư nước ngoài với các biện pháp cơ bản như sau:
▪ Đầu năm 1982, quy định nhà đầu tư Hàn quốc phải nắm giữ hơn 50% trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh được huỷ bỏ. Đồng thời mở rộng danh mục các ngành và lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia, mà trước hết là kinh doanh thương mại và dịch vụ viễn thông.
▪ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển đổi tiền tệ và thực hiện các hợp đồng thanh toán, chính phủ đã thực hiện tự do hoá thị trường ngoại hối bằng cách giảm các biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối và đơn giản hóa thị trường tài chính. Ngoài ra còn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư qua thị trường chứng khoán
▪ Để tạo một môi trường hấp dẫn lâu dài đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp giành riêng cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm hệ thống đường xá, cầu cống, bến bãi, nhà máy,...
▪ Chính phủ cũng tiến hành hoàn thành hệ thống các đạo luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư như áp dụng hình thức cấp giấy phép nhanh cho nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án đầu, ưu tiên đầu tư công nghệ cao.
▪ Những biện pháp trên của Hàn Quốc được thể hiện cụ thể qua các chính sách cải cách cuối năm 1980 liên quan đến đầu tư được thực hiện từ 1981 như: thay đổi tỷ giá hối đoái, đìêu tiết các Chaebol; tự do hoá giá cả rộng rãi, giảm hỗ trợ ngành, tổ chức lại đầu tư ngành công nghiệp nặng và hóa chất, tư nhân hoá các ngân hàngthương mại,... (Click)
1.4. Giai đoạn từ năm 1991-nay
-Trong giai đoạn này, FDI vào Hàn Quốc đang giảm, chính phủ Hàn Quốc đã từng bước thực hiện tự do hoá đầu tư nước ngoài kết hợp với hỗ trợ các công ty Hàn đầu tư ra nước ngoài với các biện pháp cơ bản như sau: (Click)
1.4.1. Về thu hút đầu tư
▪ Tháng 5/1992: công bố kế hoạch tăng cường đầu tư nước ngoài và du nhập kỹ thuật mới
▪ Đến tháng 7/1993 chính phủ tiếp tục thực hiện một loạt các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài như: mở rộng các nguồn trợ giúp tài chính, giảm thuế kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tìm vị trí và địa bàn đầu tư.
▪ chính phủ tiến hành tự do hóa cơ bản đầu tư nước ngoài thông qua đạo luật thúc đẩy đầu tư nước ngoài mới năm 1998 (Click)
1.4.2. Về hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài:
Nếu như trước 1975, vốn đầu tư ra nước ngoài của HQ chưa có tầm quan trọng, thì từ 1975 trở đi, nó đã bước sang giai đoạn tích cực hơn.
▪ Chính phủ nới lỏng, bãi bỏ các đạo luật, điều lệ gây hạn chế đầu tư ra nước ngoài
▪ Từ 1991 đến nay, chính phủ đã mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài
▪ Cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà.
=> Qua những thành quả mà Hàn Quốc đạt được qua các giai đoạn, ta nhận thấy rằng: Hàn Quốc có thể coi là một trong những nước thực hiện thành công nhất chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi chính sách hợp lý qua từng thời kỳ chính là yếu tố quyết định giúp cho Hàn Quốc nhanh chóng đi từ hồi phục kinh tế đến phát triển và giành được vị trí xứng đáng trên bản đồ kinh tế thế giới.
Tiếp theo là phần Các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Hàn Quốc do bạn Hồng trình bày.