Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1) Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Nó quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa.
- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
- Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Nông dân có hai yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng họ luôn đặt yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất.
- Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng do HCM chủ trì đã kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”.
- Mục tiêu của cách mạng là đánh đổ ác thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
2) Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Để giải phóng dân tộc khỏi ác thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau, tuy nhiên đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.
- Người đã nghiên cứu con đường cách mạng tư sản của các nước như Anh , Pháp, Mỹ và cho rằng đây là cuộc cách mạng không triệt để, vì sau khi giải phóng, quyền lợi thuộc về giai cấp tư sản, giai cấp khác vẫn bị bóc lột.
- T7/1920, HCM đọc được bản sơ thảo luận cương lần thứ 1 về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – Nin. Từ đó người bước đầu lựa chon con đường cách mạng vô sản.
3) Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
- Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
Theo HCM, Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc VN. Người cho rằng ĐCSVN là Đảng của giai cấp vô sản, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam.
4) Lực lượng của CMGPDT bao gồm toàn dân tộc.
- Về mặt lý luận, HCM đã dựa trên quan điểm của CN Mác-Lê Nin cho rằng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, dựa vào nhiệm vụ cốt yếu của CMGPDT nên HCM đã xác định lực lượng tiến hành cuộc cách mạng là toàn dân Việt Nam trên cơ sở liên minh công nông.
- Để có thể huy động và phát huy sức mạnh của toàn dân cứu nước, HCM đã sắp xếp các lực lượng cách mạng theo quan điểm giai cấp, người chỉ rõ lực lượng công nông là gốc cách mạng, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công nông, 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mạng của công nông mà thôi.
- Khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Mặc dù giai cấp nông dân chiếm 90% nhưng Hồ Chí Minh chỉ khẳng định họ chỉ là đồng minh của giai cấp công nhân, vì gắn với nông nghiệp tiểu nông
- Đưa tất cả người dân yêu nước vào mặt trận dân tộc thống nhất để phát huy toàn bộ sức mạnh để dành độc lập tự do.
5) Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- HCM có quan niệm riêng về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ bình đẳng, trực tiếp hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, HCM cũng cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Cơ sở lý luận đó là dựa trên quan điểm của Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp công nhân. Thực tiễn năng 1919, cách mạng tháng mười Nga đã diễn ra thành công rực rỡ.
6) Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.
- Bạo lực cách mạng gồm 2 lực lượng:
+ Lực lượng chính trị của quần chúng
+ Lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo sáng kiến của Người, Mặt trận Việt Minh được thành lập.
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp để giành thắng lợi cho cách mạng.
- Đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị.
- Theo HCM, trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.
- Người coi đấu tranh ngoại giao, kinh tế, văn hóa hay tư tưởng là những mặt trận rất có ý nghĩa. . Độc lập, tự chủ , tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng HCM.