Không Tên Phần 1

157 2 0
                                    

Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật thị.


2.Thân bài:

a. Hoàn cảnh, ngoại hình:
- Một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình => Hoàn cảnh chung của rất nhiều người nông dân trong nạn đói năm 1945.
- Không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại, "áo quần tả tơi như tổ đỉa", người ngợm "gầy xọp", "trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt", rồi "cái ngực gầy lép nhô lên" và "hai con mắt trũng hoáy".
- Đang bước dần những bước cuối đến cái nghĩa địa của cuộc đời như nhiều số phận khốn khổ khác trong nạn đói kinh hoàng.

b. Tính cách thị khi mới gặp Tràng:

- Cách nói năng, hành động phản cảm:
+ Cong cớn, sưng sỉa, chỏng lỏn vì miếng ăn.
+ Khi nghe thấy anh Tràng đãi ăn "hai con mắt trũng hoáy của thị sáng lên", điệu dáng đon đả, đổi hẳn thái độ.
+ Cúi đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc không thèm chuyện trò gì, ăn xong thì lấy đôi đũa quệt ngang miệng, thở "hà".
=> Vô duyên, trơ trẽn, hành động táo bạo và bất chấp vì miếng ăn.
- Dưới cái nhìn nhân văn: Mọi hành động của Thị đều chỉ vì muốn được sống, thị quyết không buông bỏ cuộc sống dễ dàng. => Khao khát sống mãnh liệt.
- Khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm, một tấm chồng để nương tựa những lúc khó khăn như này. => Theo không Tràng về làm vợ.
=> Bên cạnh ý nghĩa nhân văn trong sự kiện thị theo không Tràng, thì Kim Lân cũng phản ánh một hiện thực đau xót của xã hội lúc bấy giờ: giá trị con người dường như đã xuống đến mức âm, thậm chí còn không bằng cọng rơm cọng rác, để đến nỗi những người làng trông thấy Tràng dẫn vợ về họ còn cho đó là "của nợ".

c. Sau khi trở thành vợ Tràng:

- Trên đường trở về nhà với Tràng:
+ Thị bỗng trở nên "e thẹn, rón rén", đầu cúi xuống, cái nón tà nghiêng nghiêng che nửa đi khuôn mặt đang ngại ngùng, đúng với dáng vẻ của một cô dâu khi bước về nhà chồng.
+ Gặp phải cảnh trêu chọc của đám trẻ con, ánh nhìn ái ngại của những người làng, thị thấy khó chịu, tủi cho phận mình là một người vợ theo không.
- Khi đến nhà Tràng khung cảnh xác xơ, tiêu điều của một căn nhà tạm, khiến thị thất vọng, nhưng thị không hề phàn nàn với Tràng, quyết tâm cùng người chồng mới cưới xây dựng gia đình, phấn đấu vượt qua cái nghèo cái khó.
- Khi ra mắt mẹ chồng, thị đã rất phải phép mà chào bà cụ Tứ, dáng điệu khép nép, ngại ngùng, thị đã lột xác trở thành một nàng dâu hiền lành, e ấp, khác hẳn với dáng bộ của người đàn bà đanh đá, chua ngoa ở chợ tỉnh.
- Sau đêm tân hôn, thị trở thành một người phụ nữ của gia đình, đảm đang tháo vát, gánh lấy cái trách nhiệm thu xếp nhà cửa, đem đống quần áo rách ra sân hong, gánh nước, quét sân, gom rác đem vứt, rồi dọn cơm,...
- Khi đối diện với nồi cháo cám "đôi mắt thị tối lại" nhưng vẫn "điềm nhiên và vào miệng" => Cách cư xử tế nhị, bộc lộ sự thấu hiểu và cảm thông.
- Kể việc ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế mà đi phá kho thóc của Nhật.
=> Bộc lộ những suy nghĩ và hướng nhìn mới của thị, người đàn bà bà này không cam chịu cuộc đời đói kém, và có lẽ trong một mai thị sẽ cùng chồng là Tràng đi phá kho thóc, theo cách mạng để giải phóng cuộc đời, tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

Phân tích "Vợ nhặt" Kim LânWhere stories live. Discover now