Bài phân tích "Trao duyên" của Nguyễn Du

7 1 0
                                    

     Trong suốt chiều dài lịch sử văn học, có rất nhiều những thành tựu văn học rực rỡ thời kì trung đại của những nhà tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Đóng góp vào trong dòng chảy văn học ấy ta không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, một nhân cách lớn, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Những sáng tác của ông bao gồm cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" hay còn được biết nhiều hơn dưới tên "Truyện Kiều". Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao biến cố mà có lẽ khoảnh khắc đau lòng nhất, dằn vặt nhất đã được thể hiện qua đoạn trích "Trao duyên" khi buộc phải bán mình để chuộc cha và em, phải trao duyên cho em gái.

     Đoạn trích "Trao duyên" từ câu 723 đến câu 756 trong phần "Gia biến và lưu lạc", tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị em Thúy Vân Thúy Kiều. Thúy Kiều mở lời nhờ cậy em một cách vừa từ tốn, trang trọng nhưng cũng vô cùng khéo léo, tinh tế và sắc sảo:

"Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."

     Nguyễn Du đã dùng từ "cậy" thay vì từ "nhờ", gợi âm điệu nặng nề, sự đau đớn, còn mang ham nghĩa trông mong nhận được sự giúp đỡ với hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng. Từ "chịu" chỉ sự nài ép, bắt buộc. Hành động nhờ của Kiều sử dụng những từ ngữ như "ngồi lên", "lạy", "thưa". Đây là hành động, thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc người mình hàm ơn, đi ngược với lễ giáo phong kiến thời xưa. Hành động này tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng, nhấn mạnh sự quan trọng của điều sắp nói ra. Qua cách nói đã thể hiện được sự thông minh, khéo léo của Kiều.

"Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."

     Kế đến, Kiều giãi bày nỗi lòng của mình với Vân. Đến đây ta có thể hiểu rõ vì sao Kiều lại có những hành động như "lạy" và "thưa". Kiều kể lại những câu chuyện mà chính Vân cũng đã được chứng kiến. Nàng đã chọn chữ hiếu thay vì chữ tình, phụ chàng Kim chứ không phụ cha mẹ. Qua lời của nàng, ta có thể thấy được quan điểm của tác giả Nguyễn Du. Ông đay nghiến cả một xã hội đã giày vò con người, bắt nàng Kiều phải lựa chọn giữa một bên hiếu và một bên tình. Đó là hai giá trị tinh thần không thể đem lên bàn cân để so sánh với nhau. Động từ "gánh" làm cho ta cảm nhận được rõ hơn về tình cảm sâu đậm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. "Gánh tương tư" đã bị đứt, duyên đã vỡ, "giữa đường" khi tình cảm đang ở giai đoạn mặn nồng nhất, sâu đậm nhất thì lại bị chia cách, ngăn trở. Kiều gọi đây là "mối tơ thừa" bởi nàng biết rằng đối với Thúy Vân mối duyên đó là một sự trói buộc. "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai", đây là lời nàng tự nhủ trong lòng mình và đó cũng là một cái cớ để Kiều trao duyên cho em gái.

Phân tích văn 10Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ