Kỹ năng giao tiếp và 10 sai lầm thường gặp

1.7K 8 0
                                    

Kỹ năng giao tiếp và 10 sai lầm thường gặp: Không có kỹ năng lắng nghe, không biết cách diễn đạt, luôn muốn chứng tỏ mình đúng hay không chịu trao đổi với người khác là một trong những sai lầm thường gặp trong giao tiếp

: Khoá học Kỹ năng giao tiếp - Học kỹ năng thuyết trình

10 Sai Lầm Phổ Biến Trong Nghệ Thuật Giao Tiếp

Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn không? Chắc chắn là có. Có thể cần một khoảng thời gian để thay đổi thói quen trò chuyện đã ăn sâu trong bạn, nhưng việc này là có thể. Để không làm cho bài viết này dài hơn cần thiết, chúng ta hãy trực tiếp bàn về một số sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải trong khi trò chuyện cũng như một vài giải pháp khắc phục.

1. Không lắng nghe

Ernest Hemingway đã từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người không bao giờ lắng nghe.” Đừng giống như hầu hết mọi người đó. Đừng chỉ háo hức chờ đợi đến lượt mình nói chuyện. Hãy kiềm chế cái tôi của bạn. Hãy học cách lắng nghe những gì mọi người đang thực sự nói. Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ nhận ra được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện. Nhưng tránh các câu hỏi dạng Có/Không vì bạn sẽ không nhận được nhiều thông tin khi hỏi như vậy. Ví dụ: nếu ai đó nói rằng họ đã đi câu cá với một vài người bạn vào tuần trước thì bạn có thể hỏi:

Bạn đã đi câu cá ở đâu?

Tại sao bạn lại thích câu cá?

Ngoài câu cá khi bạn còn làm gì ở đó nữa không?

Và người đó sẽ đào sâu vào chủ đề này để cung cấp cho bạn thêm thông tin cũng như những ý tưởng để bạn tiếp tục. Nếu điều đầu tiên họ nói là : “Ồ, tôi không biết” thì bạn cũng đừng vội từ bỏ. Cố gắng thúc đẩy họ thêm. Hỏi lại lần nữa. Họ biết rằng họ chỉ cần suy nghĩ nhiều thêm một chút. Và khi họ bắt đầu mở lời, cuộc trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn bởi vì nó không còn cứng nhắc nữa.

Không biết cách lắng nghe là một trong những sai lầm thường gặp nhất trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày.

2. Đặt câu hỏi quá nhiều: Nếu bạn hỏi quá nhiều, cuộc nói chuyện sẽ giống như một cuộc thẩm vấn. Hoặc giống như bạn không đóng góp ý kiến gì cả. Một lựa chọn khác là trộn lẫn các câu hỏi với các câu nói. Tiếp tục cuộc trò chuyện ở trên, bạn có thể bỏ qua các câu hỏi và nói: Vâng, thật là tuyệt vời khi được đi chơi với bạn bè và thư giãn vào cuối tuần. Chúng tôi thường mang một két bia ra công viên và cùng nhau chơi cờ. Hay đấy. Còn chúng tôi thì đã đi chơi bằng thuyền của bạn tôi vào tháng trước, và tôi đã thử những mồi câu mới chế tạo. Chúng quả thực rất sát cá..

Và sau đó là cuộc trò chuyện có thể trôi chảy từ đó. Và bạn có thể thảo luận về đánh cờ, hay những ưu điểm/ nhược điểm của các loại mồi khác nhau hoặc loại bia yêu thích của bạn.

3. Giới hạn chính mình

Khi trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp mặt, hoặc khi một vài chủ đề thông thường trở nên nhàm chán, một sự im lặng hoặc một tâm trạng khó xử có thể xuất hiện. Hoặc bạn có thể trở nên lo lắng vì không biết chính xác lý do tại sao. Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không đọc báo.”

Kỹ năng giao tiếp và 10 sai lầm thường gặpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ